Skip to content

[T03.6] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa (Phần 5)

Written by

Linh Phamvu

Lời người dịch

Phần 1: Kí ức: Cá nhân, xã hội và văn hóa

Phần 2: Văn hóa như một kí ức

Phần 3: Khung thời gian

Phần 4: Bản sắc


Phần 5. Thể chế và Vật chứa đựng

Sự khác biệt giữa kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa được tự biểu hiện trong các khía cạnh xã hội, trong cấu trúc của sự tham gia (structure of participation). Sự tham gia của một nhóm trong kí ức giao tiếp thì thường mang tính khuyếch tán (diffuse). Sự thật thường là có một số người biết nhiều, một số biết ít và những kí ức của người già thì thường lùi xa về phía sau hơn là những người trẻ. Tuy nhiên, không hề có những chuyên gia về kí ức giao tiếp không chính thức (informal communicative memory). Những kiến thức được giao tiếp thông qua những tương tác hằng ngày được hình thành bởi những thành viên cùng với ngôn ngữ và năng lực xã hội. Ngược lại, sự tham gia của một nhóm trong kí ức văn hóa thì luôn luôn mang tính phân biệt cao. Điều này cũng đặc biệt ứng dụng cho những xã hội truyền miệng (oral) và quân bình (egalitarian). Sự bảo tồn của kí ức văn hóa nhóm là chức năng gốc của những bài thơ. Cho đến ngày nay, những griot châu Phi (người kể chuyện) chính là người thực hiện nhiệm vụ của những người bảo vệ kí ức văn hóa.

Kí ức văn hóa luôn có những chuyên gia của chính nó, ngay cả trong xã hội truyền miệng lẫn xã hội chữ viết (literate society). Những chuyên gia này bao gồm: shaman, bard và griot cũng như thầy tu (priest), giáo viên, nghệ sĩ, giáo sĩ (clerk), học giả, mandarins, rabbis, mullahs và những cái tên khác cho những chuyên gia chuyên chở kí ức (specialized carriers of memory). Trong những xã hội truyền miệng, mức độ chuyên môn của những người chuyên chở này phụ thuộc vào tầm quan trọng của nhu cầu đã tạo nên kí ức đó. Những nhu cầu đòi hỏi một sự truyền đạt nguyên văn chuẩn xác (verbatim transmission) thì được xếp hạng cao nhất. Ở đây, kí ức con người được sử dụng như một “database” theo nghĩa là để tiếp cận mục đích của việc viết lách: những văn bản cố định thì được “viết” bằng lời nói vào phần kí ức chuyên dụng và được đào tạo ở mức độ cao của những chuyên gia này. Đây chính là điển hình cho trường hợp khi kiến thức về nghi lễ đang bị đe dọa và khi một nghi thức đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt một “kịch bản”, ngay cả khi kịch bản đó không được soạn ra bằng văn bản. Người Rgveda đã tạo ra một ví dụ điển hình cho một soạn thảo (codification) kí ức nghi lễ dựa hoàn toàn trên truyền thống truyền miệng. Tầm quan trọng của công việc này tương ứng với giai cấp xã hội của những chuyên gia nghi thức (ritual specialist), the Brahmin, những người thuộc tầng lớp cao nhất, thậm chí cao hơn cả tầng lớp quý tộc (aristocratic class) của những chiến binh (Kshatriya), tầng lớp của những người lãnh đạo (the ruler). Trong xã hội truyền thống Rwanda, những bản thảo cho mười tám nghi thức hoàng gia phải được ghi nhớ bởi những chuyên gia, những người thuộc tầng lớp cao quý nhất trong vương quốc. Sai phạm có thể bị trừng phạt bằng cái chết. Ba con người cao quý thuôc nằm lòng toàn bộ nội dung của tất cả mười tám nghi thức này thậm chí có thể cùng chia sẻ tính tối thượng với người lãnh đạo (Borgeaud).

Do đó, trong bối cảnh của những nghi thức, chúng ta quan sát được sự trỗi dậy của những hệ thống cổ xưa nhất của việc ghi nhớ hay những kĩ thuật ghi nhớ (mnemotechniques) cùng với hoặc không có sự hỗ trợ của những hệ thống kí hiệu (notation) như knotted chords, churingas hoặc những dạng khác của tiền chữ viết (pre-writing). Cùng với sự ra đời của những hệ thống chữ viết hoàn chỉnh, nó rất thú vị khi nhìn thấy sự đa dạng trong việc các tôn giáo khác nhau ứng xử với kĩ thuật văn hóa mới này. Trong truyền thống của Indo- European, từ thời Indian Brahmins cho đến Celtic Druids, chúng ta quan sát được một sự ngờ vực và phủ nhận về tổng thể đối với chữ viết. Kí ức thì vẫn được xem như là một phương tiện đáng tin cậy hơn để truyền đạt kiến thức tôn giáo (nghi thức) cho các thế hệ sau này. Nguyên nhân thông thường được cho là có quá nhiều sai sót có thể xảy ra trong văn bản thông qua việc sao chép. Tuy nhiên, lý do thực sự được cho là ghi chép thì luôn ẩn chứa sự nguy hiểm của việc phổ biến (dissemination), chia sẻ những truyền thống bí mật đối với những người ngoại đạo và không thông thạo. Sự bất tín nhiệm (distrust) trong việc ghi chép thì vẫn nổi bật trong thời của Plato. Ở những xã hội Cận Đông (Near Eastern) như Mesopotamia, Israel và Ai Cập, ngược lại, ghi chép lại được chào đón như một phương tiện tối ưu để mã hóa và truyền đạt những truyền thống thiêng liêng, đặc biệt là bản thảo về nghi thức và sự kể lại (recitation).

Nhưng ngay cả ở những nơi mà những truyền thống thiêng liêng được cam kết bằng việc ghi chép, việc ghi nhớ (memorization) đóng vẫn đóng vai trò trung tâm. Trong xã hội Ai Cập cổ đại, một thư viện điển hình trong đền thì không lưu trữ nhiều sách hơn là những kiến thức được ghi nhớ nằm lòng bởi các chuyên gia. Clement of Alexandria đưa ra một miêu tả sống động về một thư viện. Ông kể về 42 cuốn sách không thể thay thế hoặc tuyệt đối quan trọng (pany anankaiai) tạo nên kho lưu trữ của một thư viện trong đền Ai Cập và tất cả đều được viết bởi Thot- Hermes. Những thầy tư tế thì không được phép đọc và học tất cả các cuốn sách mà chỉ được nghiên cứu chuyên biệt về một số mảng phụ thuộc vào cấp bậc và cơ quan.

Khi miêu tả về sự diễu hành (procession) của những thầy tư tế, Clement đã chỉ ra hệ thống thứ bậc trong giới tu sĩ và cấu trúc thư viện của họ. Bậc cao nhất được giữ bởi những stolist và nhà tiên tri (prophetes), những khái niệm Ai Cập trên tương ứng với “lector priest”“high priest”. Đó là vì những cuốn sách của the stolist đóng vai trò như một sư mã hóa của những kí ức nghi thức chuẩn mực, được hỗ trợ bởi thứ mà Clement gọi là “sự giáo dục”. Những cuốn sách của “the high priest”, ngược lại , được cho là chứa đựng những tài liệu tiêu chuẩn hoặc hợp pháp liên quan đến luật, thần thánh và sự giáo dục của các thầy tư tế. Thư viện, do đó được chia thành: kiến thức quy chuẩn (normative knowledge), được xếp hạng cao nhất; kiến thức về nghi lễ (ritual knowledge), được xếp ngay sau đó; và kiến thức phổ thông (general knowledge) về thiên văn học, địa lý, thơ ca, tiểu sử và y học, chiếm vị trí thấp nhất trong kho tàng tài liệu tối quan trọng này.

[ Bốn mươi hai], con số mà Clement tổng kết, là số lượng của những cuốn sách tối quan trọng “absolutely necessary” (pany anankaiai) của Hermes. Trong số đó, 36 cuốn sách được học thuộc lòng bởi các tu sĩ, những cuốn sách này chứa đựng toàn bộ triết lý của người Ai Cập. 6 cuốn sách còn lại được học bởi pastophoroi. Những người này nghiên cứu về y dược, cùng với giải phẫu học (anatomy) và bệnh lý cùng với xác người và nội tạng, thuốc, nhãn khoa (ophthalmology) và phụ khoa (gynaecology) (J. Assmann, 2001, pp. 88–89)

Tuy nhiên, vẫn còn một góc độ khác mà ở đó, sự tham dự của kí ức văn hóa có thể được cấu thành trong một xã hội. Điều này liên quan đến câu hỏi về những kiến thức bị giới hạn, của những điều bị giữ kín và những bí truyền (esotericism). Mỗi một xã hội truyền thống đều có một lãnh địa của những kiến thức bị giới hạn, nơi mà ranh giới của chúng không chỉ đơn giản được xác định bởi khả năng khác nhau của kí ức con người và sự hiểu biết, mà còn là bởi những câu hỏi về khả năng truy cập và nguồn gốc. Ví dụ như trong Do thái giáo (Judaism) sự tham gia nói chung (general participation) thì được yêu cầu trong kinh Torah khi mà mỗi một thành viên (nam giới) của nhóm có nghĩa vụ thuộc lòng. Sự tham gia chuyên biệt (specialized participation) liên quan tới thế giới của Talmudic và những lời chú giải, bộ luật Trung cổ và midrash, một lượng lớn tài liệu mà chỉ có các chuyên gia có thể nắm vững. Tuy nhiên, sự bí mật giúp che giấu việc thế giới bí truyền của kabbala, mà ở đó, chỉ những người trưởng thành được chọn (và chỉ sau khi họ bước qua ngưỡng tuổi 40) mới được phép tiếp cận.

Cấu trúc của sự tham gia trong kí ức văn hóa có khuynh hướng bẩm sinh từ chủ nghĩa tinh hoa (elitism), nó chưa bao giờ mang tính quân bình chặt chẽ. Một vài người gần như bị ép phải tham gia và phải chứng minh năng lực thực hiện của họ thông qua cái bài kiểm tra chính thức (như trong truyền thống ở Trung Quốc), hoặc qua sự tinh thông về ngữ vực ngôn ngữ – linguistic register (như ở England) hoặc thông qua “Citatenschatz des deutschen Volkes” (kho tàng lời trích dẫn ở Đức) như vào thế kỉ 19. Một số khác tiếp tục bị loại trừ theo hệ thống khỏi những kiến thức chuyên biệt này, ví dụ như phụ nữ trong xã hội Hy Lạp cổ, Trung Quốc cổ và Do thái chính thống hay là những tầng lớp thấp hơn trong thời kì hoàng kim của thế hệ tư sản cấp tiến Đức.

Như một phương tiện của kí ức văn hóa, một khuynh hướng được công nhận ít hay nhiều có thể được phân biệt dưới một dạng của intracultural diglossia (diglossia: việc sử dụng 2 biến thể của cùng một ngôn ngữ trong những ngữ cảnh xã hội khác nhau của một cộng đồng ngôn luận), tương ứng với sự phân biệt giữa một “great tradition” (truyền thống lớn) và hàng loạt những “little tradition” (truyền thống nhỏ) được đề xuất bởi Robert Redfield. Cho đến khi có sự hình thành của Iwrith hiện đại, người Do Thái đã luôn sống trong tình huống của một diglossia, từ khi truyền thống lớn của họ được viết bằng tiếng Hebrew và trong những giao tiếp hàng ngày, họ sử dụng ngôn ngữ địa phương như Yiddish, Ladino hoặc một loạt những ngôn ngữ của đất nước họ sinh sống. Ở một mức độ tương tự hoặc ít hơn, tình huống này là điển hình của tất cả những xã hội truyền thống khác dưới hình thức của hai ngôn ngữ khác nhau, như Hindu và Sankrit hay Italian và Latin, hay 2 biến thể khác nhau của ngôn ngữ như Qủ’anic và Arabic địa phương hay tiếng Hoa cổ và tiếng Hoa hiện đại. Xã hội hiện đại có khuynh hướng đa dạng hóa cấu trúc nhị phân này (binary structure) bằng cách giới thiệu thêm nhiều biến thể ngôn ngữ dựa trên sự nhân lên (multiplication) của văn hóa truyền thông như phim ảnh, đài phát thanh và truyền hình. Danh sách bên dưới thể hiện cấu trúc nhị nguyên cơ bản nhất, do đó không phản ánh một cách toàn diện cho những trường hợp hiện đại:

Sự chuyển tiếp (transitions) và chuyển hóa (transformations) chịu trách nhiệm thúc đẩy kí ức văn hóa. Hai phương hướng điển hình này có tầm quan trọng về mặt cấu trúc và nên cần được ít nhất đề cập một cách ngắn gọn trong bối cảnh này. Khái niệm đầu tiên (sự chuyển tiếp- transition) thì quan tâm đến sự chuyển tiếp từ kí ức tự sự (autobiographical memory) và kí ức giao tiếp thành kí ức văn hóa và trong khi khái niệm còn lại (sự chuyển hóa- transformation) thì quan tâm đến, trong bối cảnh của kí ức văn hóa, sự di chuyển từ hậu trường lên sân khấu chính, từ vùng ngoại biên vào trung tâm, từ sự tiềm năng đến sự biểu thị hoặc hiện thực hóa và vân vân. Những thứ này làm dịch chuyển những ranh giới cấu trúc mang tính giả định (presuppose structural boundaries)– những thứ cần được vượt qua: ranh giới giữa những hình thức trực tiếp và gián tiếp của kí ức (embodied and mediated forms of memory), ranh giới giữa thứ mà chúng ta đề xuất gọi là “working” và “reference memories” (kí ức tham chiếu) hay “canon” (quy chuẩn) và “archive” (sự lưu trữ).

Previous article

[S02] Dubai/ UAE- Place and Identity

Next article

My Happiest Day