Skip to content

Archive:

#di sản hóa

[T04.2] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc

Những nghiên cứu trong cuốn sách này được cấu thành dựa trên sự hiểu biết về di sản như một cấu trúc không ngừng thay đổi (mutable), đa diện (multifaceted), được tạo ra tại một thời điểm bất kì và được tiếp cận cũng như tiêu thụ ở hiện tại (Ludwig 2016). Không đơn thuần là một đối tượng hữu hình cố định (fixed tangible object), di sản là một hệ thống những giá trị có ý nghĩa với những đối tượng khác nhau, ở thời điểm khác nhau, trong bối cảnh khác nhau và phục vụ cho những mục đích khác nhau (Ludwig 2013). Bởi vì di sản không ngừng thay đổi, chúng ta cần phải hình dung di sản như một quá trình (process)- di sản hóa (heritagization)- cũng như là một cấu trúc, một động từ hơn là một danh từ (Harvey 2001; Smith 2006; Maags and Svensson 2018). Để có thể hiểu di sản như một đối tượng của sự thẩm tra phân tích (critical enquiry), chúng ta cần phải khám phá những diễn ngôn (discourse) của di sản thông qua những giới hạn vô hướng (scalar boundaries) (Harvey 2015: 579) và thông qua những lăng kính khái niệm (conceptual lens) của diễn ngôn di sản chính thức/ được thừa nhận (authorized heritage discourse- AHD).