Skip to content

[T03.4] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa (Phần 3)

Written by

Linh Phamvu

Lời người dịch

Phần 1: Kí ức: Cá nhân, xã hội và văn hóa

Phần 2: Văn hóa như một kí ức

Phần 4: Bản sắc

Phần 5: Thể chế và Vật chứa đựng


Phần 3. Các khung thời gian

Jan Vansina, một nhà nhân chủng học người đã làm việc với các xã hội truyền miệng (oral society) ở Châu Phi, đã cống hiến một nghiên cứu quan trọng về hình thức mà ở đó, chúng tượng trưng cho quá khứ và quan sát một cấu trúc tay ba (tripartite structure). Quá khứ vừa qua (recent past), thứ xuất hiện dày đặc trong một sự giao tiếp tương tác, đang ngày càng lùi xa vào cánh gà, khi thời gian trôi qua. Thông tin thì càng trở nên đáng sợ và mơ hồ hơn khi chúng ngày càng lùi xa vào quá khứ. Theo Vansina, kiến thức này này về các affair được kể lại và thảo luận trong các cuộc hội thoại mỗi ngày, thì có độ sâu giới hạn về thời gian, không vượt quá 3 thế hệ. Khi xem xét đến quá khứ xa hơn, thường sẽ có một sự thiếu sót hoàn toàn về thông tin nào đó hay một hoặc hai cái tên được đưa ra với một cách chần chừ đáng kể. Đối với những quá khứ xa nhất, thì lại có một sự thừa thãi thông tin liên quan tới truyền thống của nguồn gốc của thế giới và lịch sử sơ khai của bộ lạc. Những thông tin này, tuy không gắn liền với giao tiếp hằng ngày nhưng lại được nghi thức hóa và cơ cấu hóa sâu sắc. Nó tồn tại dưới những hình thức của diễn ngôn, bài hát, điệu nhảy, nghi thức, mặt nạ, và biểu tượng; những chuyên gia như người kể chuyện (narrator), thi sĩ (bard), những nghệ nhân điêu khắc mặt nạ và những người khác được tổ chức thành những hội nhóm (guild) và phải trải qua những quá trình dài của sự bắt đầu, hướng dẫn và kiểm tra. Hơn thế nữa, để đạt được sự nhìn nhận (actualization), những thông tin này đòi hỏi những thời điểm cụ thể khi cộng đồng tụ tập lại cho một sự kỉ niệm nào đó. Đây chính là thứ mà chúng tôi đề xuất gọi là “kí ức văn hóa”. Trong những xã hội truyền miệng (oral societies), như Vansina đã đề cập, có một khoảng cách giữa kí ức thế hệ không chính thống (informal generational memory) liên hệ tới quá khứ vừa qua và kí ức văn hóa chính thống (formal cultural memory) liên hệ đến quá khứ xa xưa, nguồn gốc của thế giới và lịch sử của bộ lạc và vì khoảng cách này thay đổi cùng với sự tiếp nối của các thế hệ, Vansina gọi nó là “floating gap” (khoảng cách dịch chuyển). Sự ý thức về mặt lịch sử (historical consciousness), theo Vansina tóm tắt, hoạt động trong những xã hội truyền miệng chỉ ở hai mức độ: thời gian của những nguồn gốc và quá khứ gần.

“Floating gap” của Vansina vạch ra sự khác biệt giữa cấu trúc xã hội và văn hóa của kí ức hoặc của kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa. Kí ức giao tiếp chứa đựng kí ức liên quan đến quá khứ vừa qua của Vansina. Có những kí ức mà mỗi cá nhân cùng chia sẻ với những người cùng thế hệ. Đây chính là thứ mà Halbwachs hiểu là “kí ức tập thể” và cũng là thứ cấu thành nên đối tượng của lịch sử truyền miệng (oral history)- một nhánh của nghiên cứu lịch sử dựa trên tự bản thân nó chứ không phải những nguồn được ghi chép (written sources) của việc chép sử (historiography) mà là độc quyền của kí ức đạt được thông qua những cuộc phỏng vấn miệng (oral interview). Tất cả mọi nghiên cứu về lịch sử truyền miệng xác nhận rằng ngay cả trong những xã hội có học (literate society), những kí ức sống (living memories) đi lùi không quá 8 năm, sau đó sẽ bị ngăn cách bởi “floating gap”, để trở thành thần thoại, bí ẩn về nguồn gốc, những mốc thời gian được ghi chép trong sách giáo khoa và công trình tưởng niệm.

Kí ức văn hóa thì dựa trên những điểm cố định trong quá khứ. Ngay cả trong kí ức văn hóa, quá khứ không được bảo tồn nhiều như vậy mà lại được đúc thành những biểu tượng khi chúng được tái hiện trong thần thoại truyền miệng (oral myth) hoặc trong những văn bản, biểu diễn trong các lễ hội và khi chúng không ngừng soi rọi một hiện tại luôn thay đổi (a changing present). Trong khía cạnh kí ức văn hóa, ranh giới giữa thần thoại và lịch sử bị xóa nhòa. Không phải là dạng quá khứ được đầu tư và tái tạo bởi các nhà khảo cổ học và lịch sử, chịu trách nhiệm cho kí ức văn hóa, mà là quá khứ như chúng được ghi nhớ (the past as it is remembered). Ở đây, trong bối cảnh của kí ức văn hóa, phạm vi hiểu biết về mặt thời gian (temporal horizon) của kí ức văn hóa mới là thứ quan trọng. Qúa khứ mà kí ức văn hóa có thể chạm tới chỉ có thể đi xa tới mức khi quá khứ đó vẫn được tái xác nhận là của chúng ta (ours). Đây chính là lý do vì sao chúng ta liên hệ tới hình dạng này của ý thức lịch sử như là “kí ức” và không phải chỉ là kiến thức về quá khứ. Kiến thức về quá khứ đòi hỏi tài nguyên và chức năng của kí ức nếu nó liên hệ với khái niệm về bản sắc (identity). Trong khi kiến thức thì ko có hình dạng và phát triển không ngừng, kí ức lại liên quan tới sự quên lãng (forgetting). Chỉ bằng cách quên đi thứ nằm ngoài phạm vi hiểu biết của điều liên quan để nó biểu diễn một chức năng định dạng (identity function). Nietzsche (The Use and Ambuse of History) đã định nghĩa/ giới hạn chức năng này bằng những khái niệm như “plastic power” và “horizon”, rõ ràng nhắm tới cùng một thứ mà ngày nay được chấp nhận một cách rộng rãi dưới cái tên “identity”. Trong khi kiến thức có một góc nhìn toàn cầu, một khuynh hướng hướng tới sự khái quát hóa (generalization) và quy chuẩn hóa (standardization), kí ức, ngay cả kí ức văn hóa thì lại mang tính địa phương, vị kỉ và rất cụ thể với một nhóm và giá trị của nhóm đó.

(Còn tiếp)


Reference:

Assmann, A. (1999). Erinnerungsräume: Formen und Wandlungen des kulturellen Gedächtnisses [Commemorative spaces: Forms of and changes of cultural memory]. Munich: C. H. Beck.
Assmann, A. (2006). Memory, individual and collective. In R. E. Goodin & C. Tilly (Eds.), The Oxford handbook of contextual political analysis (pp. 210–224). Oxford, UK: Oxford, University Press.
Assmann, A., & Assmann, J. (1989). Schrift, Tradition, Kultur [Writing, tradition, culture]. In P. Goetsch,W. Raible, & H.-R. Roemer (Series Eds.) &W. Raible (Vol. Ed.), Scriptoralia: Vol.6. Zwischen Festtag und Alltag (pp. 25–49). Tübingen: Narr.
Assmann, J. (1988). Kollektives Gedächtnis und kulturelle Identität [Collective memory and cultural identity]. In J. Assmann&T. Hölscher (Eds.), Kultur und Gedächtnis (pp. 9–19). Frankfurtam Main: Suhrkamp.
Assmann, J. (1992). Das kulturelle Gedächtnis. Schrift, Erinnerung und politische Identität in frühen Hochkulturen [Cultural memory: Writing, remembrance, and political identity in ancient civilizations]. Munich: C. H. Beck.
Assmann, J. (2001). Five steps of canonization: Tradition, scripture and the origin of the Hebrew Bible. In A. Neuwirth & A. Plitsch (Eds.), Crisis and memory in Islamic societies (pp. 75–93).Würzburg: Ergon.
Assmann, J. (2006a). Religion and cultural memory: Ten studies. Stanford, CA: Stanford University Press.
Assmann, J. (2006b). Thomas Mann und Ägypten. Mythos und Monotheismus in den Josephsromanen [Thomas Mann and Egypt: Mythos and monotheism in the Joseph novels]. Munich: C. H. Beck.
Borgeaud, P. (1988). Pour une approche anthropologique de la mémoire religieuse [Toward an anthropological approach to religious memory]. In P. Borgeaud (Ed.), La mémoire des religions (pp. 7–20). Geneva: Labor et Fides.
Curtius, E. R. (1948). Europäische Literatur und lateinisches Mittelalter [European literature and Latin middle ages]. Bern: Francke.
Flavius, J. (1738). Contra Apionem [Against Apion] (W. Warburton, Trans.). London: F. Gyles.
Flavius, J. (1993). Kleinere Schriften [Short writings] (H. Clementz, Trans. & Ed.). Wiesbaden: Fournier. (Original translation published 1901)
Fowden, G. (1993). The Egyptian Hermes: A historical approach to the late pagan mind. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Freud, S. (1953–1974). In J. Strachey, A. Freud, A. Richards, & C. L. Rothgeb (Eds.), The standard edition of the complete works of Sigmund Freud (24 vols.). London: The Hogarth Press and the Institute of Psychoanalysis.
Ginzburg, C. (1983). Kunst und soziales Gedächtnis. Die Warburg-Tradition [Art and social memory: The Warburg tradition]. In C. Ginzburg (Ed.), Spurensicherungen. Über verborgene Geschichte, Kunst und soziales Gedächtnis (pp. 115–172). Berlin: Wagenbach.
Gombrich, E. H. (1981). Aby Warburg. Eine intellektuelle Biographie [Aby Warburg: An intellectual biography]. Frankfurt am Main: Suhrkamp.
Halbwachs, M. (1941). La topographie légendaire des évangiles en Terre Sainte [The legendary topography of the gospels in the Holy Land]. Paris: PUF.
Halbwachs, M. (1985). Das Gedächtnis und seine sozialen Rahmenbedingungen [Les cadres sociaux de la mémoire] (L. Geldsetzer, Trans.). Frankfurt am Main: Suhrkamp. (Original work published 1925)
Jung, C. G. (1970–1971). Collected Works (G. Adler & R. F. C. Hull, Eds.). 20 vols. Bollingen series. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Luckmann, T. (1983). Remarks on personal identity—Inner, social and historical time. In A. Jacobson-Widding (Ed.), Identity: Personal and sociocultural—A symposium (pp. 67–91). Stockholm and Uppsala: Almqvist-Wiksell International.
Mann, T. (1933–1943). Joseph und seine Brüder [Joeseph and his brethren] (4 vols.). Frankfurt am Main (1933–1936) & Stockholm (1943): S. Fischer.
Niethammer, L. (1985). Lebenserfahrung und kollektives Gedächtnis. Die Praxis der “Oral History” [Life experience and collective memory: The practice of “oral history”]. Frankfurt am Main: Suhrkamp.
Nietzsche, F. (1960). Vom Nutzen und Nachteil der Historie für das Leben [Of the advantage and disadvantage of history for life]. In K. Schlechta (Ed.), Werke (pp. 209–285). Munich: C. Hanser. (Original work published 1874)
Plato (1901a). Phaedrus. Platonis (Opera Ed., I. Burnet, Trans.). (St. III, Vol. 2, pp. 227–278). Oxford: Oxford University Press.
Plato (1901b). Letter VII, Platonis (Opera Ed., I. Burnet, Trans.). (St. III, Vol. 5, pp. 323d–351). Oxford: Oxford University Press.
Proust, M. (1982). Remembrance of things past: Vol 1. Swann’s way: Within a budding grove (T. Kilmartin & C. K. Scott-Moncrieff, Trans.). New York: Knopf. (Original work published 1913)
Redfield, R. (1956). Peasant society and culture. Chicago: Chicago University Press.
Vansina, J. (1985). Oral tradition as history. Madison, WI: Wisconsin University Press.
Vosskamp, W. (Ed.). (1993). Klassik im Vergleich. Normativität und Historizität europäischer Klassiken [Classics compared: Normativity and historicity of European classics]. Stuttgart: Metzler.
Warburg, A. (2003). In M. Warnke (Ed.), Der Bilderatlas MNEMOSYNE [Mnemosyne: An illustrated atlas] (2nd ed.). Berlin: Akademie-Verlag. (Original work published 1925)
Yerushalmi, Y. H. (1982). Zakhor: Jewish history and Jewish memory. Seattle, WA: University of Washington Press.

Previous article

[T03.1] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa

Next article

[T03.5] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa (Phần 4)