Skip to content

[T02.1] Shashi Caan- Tư duy lại về Thiết kế và Nội thất

Written by

Linh Phamvu

Về tác giả và tác phẩm

Shashi Caan, tác giả của cuốn sách có bằng Cử nhân danh dự BFA Hons (Bachelor of Fine Arts) về Thiết kế Nội thất tại University of Edinburgh, Scotland và 2 bằng Thạc sĩ tại Pratt Institute, New York về Thiết kế công nghiệp và Kiến Trúc, bằng Tiến sĩ Danh dự tại New York School of Interior Design. Sau đó, Shashi Caan tiếp tục giữ một loạt các chức vụ quan trọng trong các tổ chức giáo dục và các công ty lớn trong lĩnh vực thiết kế nội thất như: Trưởng khoa Thiết kế Nội thất trường Parson The New School for Design, New York và chủ tịch của Hiệp hội Kiến trúc sư- Thiết kế nội thất (IFI), là người sáng lập ra GloW-DESIGN, một diễn đàn giúp khai phóng tư duy lý luận và khả năng thực tiễn để giải quyết các vấn đề nhức nhối trong thiết kế ngày nay. Đặc biệt, trong suốt quá trình tham gia đào tạo giáo dục, Shashi Caan đã nhận ra được những bất cập và lỗ hổng chuyên ngành trong lĩnh vực Thiết kế nội thất và đó là động lực để bà xuất bản cuốn sách Rethinking Design and Interiors năm 2011.

 “Bạn đang nắm trong tay một cuốn sách có thể chỉ ra phương pháp thiết kế không gian nội thất đặt trong bối cảnh một thế giới mới đầy phức tạp. Cuốn sách này đào sâu khai thác vào những yếu tố khiến chúng ta trở nên “người” hơn (make us human), những thứ có mối quan hệ mật thiết và tồn tại xung quanh con người. Không gian nội thất chính là một trong những yếu tố đó. Cuốn sách cũng đồng thời giúp người đọc khám phá mối quan hệ sâu kín và mật thiết với những căn phòng của họ, trong những ngôi nhà mà chúng ta đang cư ngụ hay bất kì không gian nội thất nào, nơi diễn ra phần lớn những hoạt động hằng ngày của con người, cả ngày lẫn đêm. Tác giả đã phân tích được nguồn gốc mối quan hệ này xuất phát từ những hang động cổ xưa, nơi mà những con người đầu tiên đã lựa chọn để ẩn nấp khỏi mối đe dọa từ thế giới tự nhiên bên ngoài cho đến những văn phòng cao tầng nơi mà sự chuyển đổi kĩ thuật số phức tạp (tuy vẫn còn vô hình) đang diễn ra bên những không gian tinh tế về mặt nhân trắc học.

Khi học hỏi từ hang động cổ xưa cho đến văn phòng hiện đại, chúng ta dường như đã và đang quên mất một số thứ quan trọng nhất khiến chúng ta trở nên “người” hơn: nhu cầu cơ bản về một chỗ trú ẩn, nhu cầu hạnh phúc và nhu cầu tương tác xã hội. Khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi một chủ đề trên và nhiều vấn đề liên quan, đang và sẽ tiếp tục được nghiên cứu bởi những nhà khoa học xã hội thông qua hoạt động quan sát, thu thập dữ liệu và phân tích. Ngày nay, phương pháp tiếp cận khoa học này đang trở thành trụ cột trong tư duy thiết kế. Nghệ thuật (vẻ đẹp, cảm xúc và trực giác) của không gian nội thất rất cần một nền tảng khoa học (quan sát, nghiên cứu và phân tích).”

Susan S. Szenasy, Trưởng ban biên tập tạp chí Metropolis Magazine

Đây là một cuốn sách đặc biệt dành riêng cho những ai quan tâm đến góc độ giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực Thiết kế Nội thất. Cuốn sách gồm 4 chương:

Chương 1: Sự tìm kiếm những không gian cư ngụ (The Search for Shelter)

Chương 2: Tồn tại (Being)

Chương 3: Bên trong (Inside)

Chương 4: Thiết kế (Design)

Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ tóm lược và dịch trích dẫn một số nội dung chính của 3 chương đầu để nói rõ hơn về việc đổi mới tư duy trong giáo dục và thực hành. Để đọc được toàn bộ nội dung sách, bạn có thể tìm mua tại Amazon dưới hai định dạng: ebook và sách giấy tại đây.

Previous article

[S01.1] Non-religious Spiritual space for social cohesion in Vietnam

Next article

[T02.2] Shashi Caan- Tư duy lại về Thiết kế và Nội thất