How Modernity Forgets
Thế nhưng đóng góp lớn nhất của cuốn sách trong việc cứu vớt tôi khỏi cảm giác mơ hồ chơi vơi này nằm ở trọng tâm phân tích của toàn bộ tác phẩm: sự hiện đại (modernity) và văn hóa lãng quên (culture amnesia). Connerton khẳng định rằng cách thức vận hành và phát triển của modernity đã và đang tạo ra một cách có hệ thống những sự lãng quên về kí ức ở cả ba loại: nhận thức (cognitive memory), cá nhân (personal memory) và thói quen xã hội (social-habit memory):
“Our world is hypermnesic in many of its cultural manifestations, and post-mnemonic in the structures of the political economy. The cultural symptoms of hypermnesia are caused by a political-economic system which systematically generates a post-mnemonic culture- a modernity which forgets”
(Connerton, 2009, p. 147)
Nhận định này đưa ra lời giải cụ thể nhất cho những khủng hoảng tâm lý hiện tại của tôi. Nói cách khác, những trải nghiệm tâm lý của tôi chính là một ví dụ rất cụ thể ở mức độ cá nhân cho cái mà Connerton gọi là “culture amnesia” .
Phân tích cụ thể hơn trong trường hợp của tôi: Khi di chuyển từ Vientiane, một thị trấn nhỏ bình yên với những mối quan hệ xã hội mang tính chất “làng xã” đến London, một siêu đô thị, trung tâm tài chính- văn hóa của thế giới với mật độ dày đặc và phân hóa cao giữa những cộng đồng văn hóa hết sức đa dạng, vừa liên kết nhưng cũng vừa tách biệt, tôi nhận ra thứ cảm giác mất mát ám ảnh tôi bấy lâu nay không chỉ đơn thuần là vì rời xa những liên kết xã hội quen thuộc mà quan trọng hơn cả chính là việc vô thức đánh mất những thói quen hay kí ức sinh hoạt xã hội (social-habit memory) dù nhỏ nhặt nhưng là nguyên liệu chính định hình nên cuộc sống sinh hoạt thường nhật (daily routine) của tôi trong gần 4 năm qua. Những thói quen thường nhật này khi được định hình và liên kết với nhau một cách trơn tru sẽ trở thành khung sườn cơ bản tạo nên sự ổn định và bền vững trong cuộc sống tinh thần của mỗi người. Thêm vào đó, việc chuyển đổi đột ngột từ cuộc sống làm việc toàn thời gian với những khung thời gian cố định sang cuộc sống nghiên cứu sinh với một sự vô định về mặt thời gian góp phần không nhỏ vào việc xóa bỏ những thói quen sinh hoạt cũ, để lại một khoảng trống về kí ức trong cảm xúc của tôi. Điều này cũng giải thích việc tôi, trong thời gian này, luôn bị thôi thúc hay gần như là ám ảnh về việc phải “lấp đầy” cuộc sống hằng ngày của mình bằng công việc, năng suất và thiết lập một sự ổn định nhanh nhất có thể. Mỗi một sai sót dù nhỏ hay chậm trễ dù vì lý do khách quan cũng dễ dàng khiến tôi cáu bẳn hơn bình thường. Nói cách khác, ngay cả với một người vốn đã quen với việc xê dịch và dễ thích nghi như tôi thì khoảng trống tạo ra bởi việc xóa bỏ một loạt các kí ức thói quen này đủ sâu và đủ rộng để gây ra những cơn địa chấn ngầm trong đời sống tinh thần.
“A major of forgetting, I want to argue, is associated with processes that separate social life from the locality and from human dimensions: superhuman speed, megacities that are so enormous as to be unmemorable, consumerism disconnected from the labour process, the short lifespan of urban architecture the disappearance of walkable cities. What is being forgotten in modernity is profound, the human-scale-ness of life, the experience of living and working in a world of social relationships that are known, there is some kind of deep transformation in what might be described as the meaning of life based on shared memories, and that meaning is eroded by a structural transformation in the life-spaces of modernity.”
(Connerton, 2009, p. 5)
Những dòng kết của bài viết này được viết vào những ngày cuối của học kì đầu tiên. Tại thời điểm này, lỗ hổng kí ức của tôi đang dần được lấp đầy bởi những thói quen mới. Tôi cũng đồng thời nhận ra rằng việc cố chấp thiết lập lại những thói quen cũ dù đã từng hoạt động rất hiệu quả trong thời điểm đó lại có thể trở thành một gánh nặng tâm lý cho chính mình trong bối cảnh mới. Đây có lẽ cũng là lần đầu tiên tôi đón chào Giáng Sinh và năm mới mới một sự háo hức đúng nghĩa. Vì sau một năm quá nhiều biến động và dịch chuyển, tôi nhận ra rằng một kết quả dang dở có khi lại là một khởi đầu đầy hứa hẹn cho một năm mới sắp đến…
Reference:
Connerton, P. (2009) How Modernity Forgets. Cambridge: Cambridge University Press.