Skip to content

[T07] Di sản vắng mặt và ám ảnh thực tại

Written by

Linh Phamvu

Từ lí thuyết di sản đại diện cho đến phi-đại diện (non-representational): Thách thức của di sản vắng mặt

Trong những năm vừa qua, những nhà lý luận chịu ảnh hưởng của lý thuyết hậu kết cấu (post-structuralist) đã kiểm chứng nhiều ý tưởng của di sản (và bảo tồn) trên những khái niệm mang tính quá trình hơn (processual terms). Thay vì tranh cãi về phương pháp thể hiện di sản của con người, xã hội và thiên nhiên, những cây viết như Harrison (2013), Hillier (2013) và Pendlebury (2013) đã bắt đầu xem xét di sản như một sự trở thành (a becoming) và hội tụ (an assemblage). Dựa trên lý thuyết ANT (Latour 1996, 2005), lí thuyết hội tụ (assemblage theory) (Deleuze and Guattari 1987; De Landa 2006) và lí thuyết của agential realism (gắn liền với Barad 2003, 2007), Harrison (2013) miêu tả di sản như một  “sự hội tụ chiến lược mang tính xã hội- kỹ thuật và/ hoặc sinh học- chính trị, được cấu thành bởi một loạt các các yếu tố về con người, thể chế, bộ máy và mối quan hệ giữa chúng” (Harrison 2013: 35). Đặc biệt dựa trên lý thuyết về agential realism, Harrison cũng tranh cãi rằng di sản có thể được hiểu theo một cách sinh lợi (profitable) như một thực thể về vật chất và tinh thần (a mental and material entity); di sản không chỉ tồn tại trong “tâm trí của loài người… mà còn liên quan đến một nhóm các vật liệu góp phần sản xuất ra di sản như là một kết quả của năng lực tự thân (own affordances) hoặc năng lực vật chất” (Harrison 2013: 113).

Trong khi sự tập hợp lý thuyết hậu kết cấu về di sản cung cấp một góc nhìn mới về mặt khái niệm, vẫn còn nhiều việc cần tiến hành để làm sáng tỏ tính chất hiên tại tương đối của di sản (temporal presentism). Di sản thường được định nghĩa thông qua các ý niệm tồn tại một cách vô hình hoặc hữu hình trong hiện tại (đặc biệt là trong các chiến lược được đưa ra bởi UNESCO), trong đó sư chú ý tới các di sản “vắng mặt” (absent) thì ít hơn hẳn, hoặc những di sản mà sự tồn tại của chúng không rõ ràng trong hiện tại (a shadowy status). Có một số lượng rất nhỏ các nghiên cứu về cách thức mà các di sản vẫn còn “ám ảnh” hiện tại (haunt the present). Vấn đề đối với chủ nghĩa hiện tại của di sản (presentism of heritage) là nó thường phủ nhận dấu vết hoặc những truyền thuyết ma quỷ (ghostly legacies) của một số địa danh văn hóa hoặc vật thể trong quá trình điều tra, truy vết để định danh và phác họa những địa danh mà có thể dễ dàng nhận diện trong hiện tại. Ở đây, khái niệm về hauntology (ám ảnh bản thể) trong những nghiên cứu của triết gia Jacques Derrida thì đặc biệt đáng chú ý; trong cuốn Spectres of Marx (1994), Derrida thảo luận về sự ám ảnh của khoảnh khắc tân-tư sản (neo-capitalist) hoặc tân- tự do (neo-liberal) bởi bóng ma của Marx. Được viết vào những năm đầu cho đến giữa thập niên 90, quan điểm của Derrida ở đây cho rằng bất kể những nỗ lực từ những người đối thoại, như Francis Fukuyama- và những người khác khi thảo luận về sự kết thúc của lịch sử và chiến thắng của chủ nghĩa tư bản (tham khảo Magnus and Cullenburg 2006), hiện tại vẫn luôn và đã luôn bị ám ảnh bởi những thứ khác (ám chỉ Marx). Ý tưởng của Derrida về hauntology, ở góc độ một cách khái quát hơn, hàm chứa những ý tưởng về thời gian, kí ức và những huyền thoại của lịch sử. Giống như Loevlie quan sát: “Còn sống là còn bị ám ảnh (To live is to be haunted). Hiện tại và thực tại của chúng ta (our here and now), thực tại vật chất của chúng ta, sẽ không bao giờ được cởi bỏ hoàn toàn hoặc tồn tại đơn lẻ. Ngay cả sự chủ quan của chúng ta. Chúng ta sẽ luôn bị gắn chặt vào một mạng lưới vô hình và phi vật chất của quá khứ, của thứ còn lại (the Other), của tương lai và của cái chết” (Loevlie 2013: 337).” Trong quá trình nghiền ngẫm về những vấn đề này, các học giả về di sản đã bắt đầu tư duy phản biện thông qua khái niệm “di sản vắng mặt” (absent heritage) và nhu cầu trình bày sự vắng mặt (Harrison 2013; Micieli-Voutsinas 2016). Harrison lại một lần nữa đã cung cấp những cái nhìn sâu sắc về những thách thức trong mặt lý luận với gợi ý rằng ‘di sản vắng mặt… đã phát triển thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu đáng chú ý mà ở đó, phần ngôn ngữ của thị giác và thẩm mỹ trong bảo tồn di sản được ứng dụng vào sự bảo tồn những khoảng trống (void) hoặc những không gian vắng mặt (absent space) để duy trì một “hiện thực vắng mặt- absent presence” ‘(Harrison 2013: 169).

Hillier đã thận trọng thảo luận về tầm quan trọng của di sản vắng mặt một cách gián tiếp trong những phân tích của bà về Newmarket Saleyards và Abattoir ở Melbourne, và về sự tưởng niệm hiện tại của những con bò ở những khu vực này. Bà cho rằng một hình thức mới của việc thực hành bảo tồn “hot heritage” đã đem sức sống đến nhiều mốc thời gian và lịch sử khác nhau và những diễn ngôn khác nhau về các lò mổ. Để nghĩ xa hơn khỏi sự tưởng niệm được thanh tẩy và an toàn về các lò mổ, Hillier kêu gọi một chính sách đổi mới trong cách ghi nhớ để khuyến khích các nhà bảo tồn miêu tả “những khuôn mặt thống khổ của những con bò” trong hành trình đi đến sự tàn sát của chúng (Hillier 2013: 865). Do đó, Hillier đấu tranh rằng chúng ta phải nhìn di sản “không chỉ như một sự sắp xếp các hiện vật tĩnh mà như một sự sống của chính chúng và được đặc trưng bởi chính những tính cách của chúng, thứ mà chúng ta phải kết hợp vào trong các hoạt động của chúng để trở nên hiệu quả, hơn là chỉ đơn thuần hiểu, thực hành và trung tính hóa từ bên ngoài” (Hillier 2013: 868).

Dựa trên tất cả những quan điểm trên, chúng tôi sử dụng giải pháp về ghi nhớ để đem lại ý nghĩa và giá trị cốt lõi cho quá khứ và di tích và đôi khi những thực hành đương đại chưa được chú ý về sự cư ngụ của loài người trên và dọc theo dòng sông Dương Tử (Yangtze). Trong khi lịch sử và văn hóa được chúng tôi miêu tả phần lớn đã biến mất, nhưng bóng ma và những dấu vết của chúng vẫn còn tồn tại ở thực tại, những dấu vết này xứng đáng trở thành một phần của những nỗ lực bảo tồn đương đại nhằm bảo vệ di sản của dòng sông này.

Mặc dù việc cố gắng bao hàm toàn bộ chiều dài lịch sử của nhiều lớp văn hóa cư ngụ bên dòng sông Dương Tử là không thể, trong những cuộc thảo luận về lịch sử mà chúng tôi theo dõi, chúng tôi đã chọn lọc một danh sách những người ghi chép từ thế kỉ 19, bao gồm các tác giả thời thuộc địa, những người du hành, học giả, nhà địa chất và nhà truyền giáo, tất cả họ đã chủ động phác thảo và ghi chép lại rất nhiều hoạt động diễn ra trên dòng sông Dương Tử. Ví dụ, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu từ Trung Quốc, bao gồm những ghi chép bởi các sử gia Trung Quốc. Chúng tôi gặp phải những diễn ngôn bá quyền (hegemonic discourse) xuyên suốt các ghi chép thuộc địa nhưng cũng đồng thời khám phá ra sự quan tâm của họ và những quan sát sâu sắc về cuộc sống của con người và thành phố được xây dựng bên bờ sông Dương Tử. Những phân tích lịch sử từ đó cũng phải mang tính chọn lọc cao, nhằm mục đích phác họa một nền văn hóa có bề dày lịch sử về sự cư ngụ trên và dọc theo dòng sông Dương Tử.

Previous article

Viết cho một ngày đầu năm mới

Next article

How Modernity Forgets