Skip to content

[T06] Juhani Pallasmaa – Đôi mắt của làn da

Written by

Linh Phamvu

Thị giác và Kiến thức

Trong văn hóa phương Tây, tầm nhìn (sight) vẫn luôn được đánh giá là một giác quan nổi bật nhất, và bản thân khái niệm này cũng mang ý nghĩa của “sự nhìn thấy” (seeing). Trong tư tưởng Hy Lạp cổ điển, sự chắc chắn (certainty) được dựa trên tầm nhìn (vision) và sự nhìn thấy (visibility). “Đôi mắt là bằng chứng xác thực hơn đôi tai”, như Heraclitus đã viết trong một trong những bản nháp của ông. Còn Plato thì công nhận tầm nhìn như một món quà vĩ đại nhất của loài người và ông khẳng định rằng những vũ trụ có đạo đức (ethical universals) thì phải được tiếp cận thông qua “đôi mắt của trí não” (the mind’s eyes). Aristotle, tương tự, cũng cho rằng thị giác là một trong những giác quan quan trọng nhất bởi vì nó rất gần với trí tuệ nhờ vào sự phi vật chất một cách tương đối của những gì nó biết.

Sau người Hy Lạp, những bài viết triết học trong mọi thời kỳ đều chứa đầy những ẩn dụ về thị giác tới mức kiến thức đã được đồng nhất với một tầm nhìn rõ ràng (clear vision) và ánh sáng được xem như một phép ẩn dụ của chân lý. Aquinas thậm chí đã ứng dụng khái niệm của sự nhìn thấy vào những giác quan khác cũng như vào khả năng nhận thức của trí tuệ (intellectual cognition)

Tác động của tầm nhìn lên triết học đã được tổng kết rất hay bởi Peter Sloterdijk: “Đôi mắt là một nguyên mẫu sinh học của triết học. Điều bí ẩn của chúng là chúng không chỉ có thể nhìn mà cũng có thể nhận thức được sự nhìn của chính nó. Điều này khiến chúng trở nên nổi bật hơn so với những bộ phận nhận thức khác của cơ thể. Một cái hay của tư duy triết học chính là ở sự phản xạ của mắt (eye reflex), sự biện chứng của mắt (eye dialectic), tự nhìn thấy chính mình.” Trong suốt thời kỳ Phục Hưng, 5 giác quan được quan sát để hình thành một hệ thống thứ bậc của các giác quan, từ thị giác ở vị trí cao nhất xuống dần đến xúc giác. Hệ thống các giác quan thời kì Phục Hưng được liên hệ với hình ảnh cơ thể của vũ trụ (cosmic body); thị giác được liên hệ với lửa và ánh sáng, thính giác với không khí, khứu giác với không khí, vị giác với nước và xúc giác với đất. 

Việc phát minh ra những bản vẽ phối cảnh đã khiến đôi mắt trở thành trung tâm của thế giới nhận thức cũng như khái niệm của bản thể. Bản vẽ phối cảnh (perspectival representation) đã tự thân nó trở thành một hình thức biểu tượng của không chỉ sự miêu tả mà còn là cơ sở của sự nhận thức.

Hình 2. Tranh vẽ của Nicolas Ledoux, một kiến trúc sư với nhiều tranh vẽ thể hiện rõ vị trí lấy thi giác làm trung tâm của nhận thức (Pallasmaa 2012)

Không thể phủ nhận rằng chính nền văn hóa công nghệ của chúng ta đã khiến các giác quan bị phân hóa ngày một sâu sắc hơn. Thị giác và thính giác ngày nay trở thành những giác quan đặc quyền của xã hội (privileged sociable sense), trong khi 3 giác quan khác bị xem như những giác quan sơ khai còn sót lại (archaic sensory remnants) chỉ mang chức năng của cá thể và chúng thường bị đèn nén bởi những những nguyên tắc xã hội. Chỉ những cảm giác như sự sung sướng của khứu giác đến từ một món ăn, mùi hương của những bông hoa hay sự phản ứng với nhiệt độ có thể gây được sự chú ý của cộng đồng dựa trên những điều lệ xã hội lấy thị giác làm trung tâm (ocularcentric) và bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ. 

Sự thống trị của thị giác so với những giác quan khác và hệ quả tất yếu (của nó) tạo ra trong nhận thức đã được quan sát bởi nhiều nhà triết gia. Một bộ sưu tập những bài luận triết học với tiêu đề Sự Hiện Đại và Sự Thống Trị của Thị Giác (Modernity and The Hegemony of Vision) cho rằng “bắt đầu từ người Hy Lạp cổ đại, văn hóa phương Tây đã bị thống trị bởi một hình mẫu lấy thị giác làm trung tâm (ocularcentric paradigm), được tạo ra bởi thị giác, và xem thị giác như trọng tâm trong sự diễn dịch kiến thức, chân lý và thực tiễn.” Cuốn sách đáng suy ngẫm này đã phân tích sự liên kết mang tính lịch sử giữa thị giác và tri thức, thị giác và bản thể học (ontology), thị giác và sức mạnh, thị giác và đạo đức.

Như một hình mẫu lấy thị giác làm trung tâm trong mối quan hệ của chúng ta với thế giới và với khái niệm về tri thức, tính tri thức luận đặc quyền của thị giác (the epistemological privileging of vision) đã được xác nhận bởi những triết gia, việc khảo sát một cách thấu đáo vai trò của thị giác trong mối quan hệ với những giác quan khác trong tầm hiểu biết và thực tiễn của nghệ thuật kiến trúc là rất quan trọng. Kiến trúc, cũng như với tất cả những môn nghệ thuật khác, luôn phải đối chất từ gốc rễ với những câu hỏi liên quan tới sự tồn tại của loài người trong không gian và thời gian, và đồng thời nó (kiến trúc) cũng biểu hiện và liên quan tới sự tồn tại của con người trong thế giới này. Kiến trúc được gắn kết một cách sâu sắc với những câu hỏi mang tính triết lý (metaphysical questions) về bản ngã và thế giới, cái nội tại (interiority) và cái ngoại biên (exteriority), thời gian (time) và thời hạn (duration), sự sống và cái chết. “Sự thực hành về thẩm mỹ và văn hóa luôn nhạy cảm một cách kì lạ nhưng chính xác với sự thay đổi không ngừng trong trải nghiệm về không gian và thời gian. Đó là vì chúng (sự thực hành) bao gồm sự cấu thành của những miêu tả về mặt không gian (spatial representation) cũng như các hiện vật (artefact) mang tính không gian nằm ngoài dòng chảy trải nghiệm của con người,” David Harvey viết. Kiến trúc là phương tiện cơ bản nhất để kết nối chúng ta với không gian và thời gian và khiến cho những chiều kích thước này gần hơn với tỉ lệ con người (a human measure). Nó địa phương hóa những không gian vô tận và thời gian vô biên và khiến chúng trở nên dễ chấp nhận, dễ cư ngụ và dễ thấu hiểu hơn bởi loài người. Như một hệ quả của sự phụ thuộc lẫn nhau giữa không gian và thời gian, sự biện chứng của những không gian bên trong và bên ngoài, lý tính (physical) và tinh thần (spiritual), vật chất (material) và tinh thần (mental), những ưu tiên trong nhận thức hoặc vô thức về các giác quan cũng như vai trò và những tương tác mang tính tương đối, đều có một tác động sâu sắc lên bản chất của các môn nghệ thuật và kiến trúc.

David Michael Levin thúc đẩy những phê bình mang tính triết lý về sự thống trị của đôi mắt bằng những từ sau: “Tôi cho rằng nó hoàn toàn phù hợp để thách thức sự bá chủ của thị giác- chủ nghĩa thị giác tập trung trong văn hóa của chúng ta. Và tôi cho rằng chúng ta nên kiểm tra một cách hết sức cẩn thận và thấu đáo tính chất vượt trội của thị giác ngày nay trong thế giới của chúng ta. Chúng ta rất cần một sự chuẩn đoán về  bệnh lý tâm lý học xã hội (psychological pathology) của việc nhìn mỗi ngày- một cách hiểu phản biện về chính bản thân chúng ta như một đối tượng được nhìn thấy’

Levin chỉ ra rằng động lực tự thân, sự bá chủ của thị giác cùng sự “ám ảnh của những luật lệ gia trưởng” đã đeo bám văn hóa trọng thị giác của chúng ta:

Có một sự khao khát quyền lực rất to lớn trong thị giác. Có một khuynh hướng rất mạnh mẽ trong thị giác để nắm bắt và chiếm giữ, để cụ thể hóa và tổng hòa, một khuynh hướng thống trị, bảo đảm và kiểm soát, điều mà cuối cùng, nhờ được hỗ trợ một cách mạnh mẽ và được xem như một sự thống trị hiển nhiên trong văn hóa của chúng ta và trong những diễn giải triết học, đang tạo ra bằng cách nắm giữ sự duy lí cốt lõi trong văn hóa và những đặc tính kĩ thuật trong xã hội, một lý thuyết siêu hình học trọng thị giác về sự tồn tại.

Tôi tin rằng rất nhiều khía cạnh trong bênh lý của kiến trúc hằng ngày ngày nay có thể được hiểu một cách tương tự, thông qua sự phân tích về tri thức luận của các giác quan và một sự phê bình về khuynh hướng thị giác của văn hóa chúng ta nói chung và của kiến trúc nói riêng. Sự phi con người trong kiến trúc đương đại và trong các thành phố có thể hiểu như một hệ quả của việc chối bỏ cơ thể và các giác quan, cùng một sự bất cân đối trong hệ thống cảm nhận của chúng ta. Ví dụ như những trải nghiệm không ngừng về sự xa lạ, tách biệt và cô đơn trong xã hội công nghệ ngày nay có thể liên hệ tới một số bệnh lý cụ thể về các giác quan. Nó đáng suy ngẫm rằng sự xa lạ hóa và tách biệt hóa thường được gợi lên bởi những hình thức kiến trúc công nghệ tiên tiến, ví dụ như bênh viện hay sân bay. Sự thống trị của đôi mắt và sự đè nén những giác quan khác sẽ đẩy con người vào sự thờ ơ (detachment), cô lập (isolation) và sự bên rìa (exteriority). Nghệ thuật của đôi mắt chắc chắn đã sản sinh ra những kết cấu (kiến trúc) hùng vĩ và sâu sắc, nhưng nó đã không thể khiến con người gắn kết sâu sắc hơn với thế giới này. Có một sự thật rằng sự biểu hiện của chủ nghĩa hiện đại nói chung đã không thể, về cơ bản, chạm tới khẩu vị và những giá trị chung (của con người), có lẽ bởi vì sự tập trung về nhận thức một cách đơn chiều và mang nặng tính hình thức. Những thiết kế hiện đại nói chung đã che chở cho lý trí và đôi mắt nhưng ngược lại nó đã bỏ rơi cơ thể và những giác quan khác cũng như (cách con người đối xử với) kí ức, trí tưởng tượng và những giấc mơ. 

Modernist design at large has housed the intellect and the eye, but it has left the body and the other senses, as well as our memories, imagination and dreams, homeless.

Tài liệu tham khảo:

Frampton, K. (1992) Modern architecture: A critical history, 3rd ed., United Kingdom: Thames & Hudson
Pallasmaa, J. (2012) The eyes of the skin, 3rd ed., United Kingdom: John Wiley & Sons Ltd

Previous article

[TO5.4] Hassan Fathy- Kiến trúc cho người nghèo

Next article

How societies remember