Skip to content

[T04.4] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc

Written by

Linh Phamvu

Những chương trong cuốn sách này là kết quả của một hội nghị chuyên đề quốc tế về di sản được tổ chức vào tháng 4 năm 2016 ở Tô Châu (Suzhou), tỉnh Giang Tô (Jiangsu), Trung Quốc. Sự kết hợp của các chuyên gia từ các chuyên ngành về lịch sử, nhân chủng học, dân tộc học, quy hoạch đô thị và thiết kế, chính trị, lý thuyết phản biện, văn học và văn hóa thị giác tạo nên một góc nhìn đa ngành sống động về diễn ngôn và thực hành di sản ở Trung Quốc, cho phép một góc nhìn đầy sắc thái và rõ ràng về chủ đề phức tạp này. Những bài viết được mời xoay quanh 3 chủ đề chính: “Những tự sự được thanh trùng (Sanitized Narrative) của di sản”, “Chính trị về di sản”, “Qúa trình thương mại hóa (Commodification) của di sản”. Những bài viết này được lựa chọn dựa trên sự phù hợp với những chủ đề trên, cùng với những đóng góp về lý luận và đặt trong một bối cảnh nghiên cứu rộng lớn hơn.

Phần 1 nói về những quá trình tái cấu trúc, tái tạo và đại diện của di sản ở những bối cảnh khác nhau. Trong Chương 1, Florence Graezer Bideau (Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne, Switzerland) trình bày một sự giới thiệu mang tính khái niệm tới nhiều vấn đề được đề cập trong suốt cuốn sách. Bà sử dụng góc nhìn chuyên môn của nhân chủng học để tập trung vào 2 case studies: một ngọn núi thiêng gần Bắc Kinh và một khu vực đô thị ở Trung Quốc, tập trung vào sự thực thi của những chính sách được kiểm soát bởi nhà nước (institution- driven policies) cũng như sự tác động của những cộng đồng chịu ảnh hưởng và sự xung đột diễn ra giữa họ. Từ góc nhìn của những chính sách công (state policy), chương 2 tranh luận rằng sự tái tạo và tái cấu trúc của các học viện Khổng giáo truyền thống như những địa danh di sản văn hóa đai diện cho một quá khứ của Khổng giáo đã được thanh trùng (sanitized Confucian past), với mục đích nuôi dưỡng bản sắc văn hóa và củng cố sự gắn kết của chủ nghĩa dân tộc. Linda Walton (Portland State University, USA) cho thấy sự đầu tư của nhà nước (state investment) vào những quá trình xây dựng di sản (heritage- making) là cực kì quan trọng, không chỉ đơn giản là việc thu lợi từ di sản mà chúng nên được nhìn nhận như một sự quảng bá về giáo dục cộng đồng (public pedagogy) thông qua việc sử dụng các học viện truyền thống (traditional academy) như một hình mẫu về giáo dục đạo đức có cội rễ trong các giá trị Khổng giáo.

Bài viết của Yingjie Guo (University of Sydney) được xây dựng dựa trên quan điểm này ở chương 3, phân tích sự tái tạo của những di tích tại quê hương của Khổng Tử để cho thấy vị trí của Trung Quốc trong mối quan hệ với di sản đã chuyển hóa từ phủ quyết đến một sự gắn kết chưa từng có với việc bảo tồn di sản. Ông khắc họa mối liên kết chặt chẽ giữa bảo tồn và chủ nghĩa dân tộc, cũng như sự ưu việt của bản sắc chính trị trong quá trình ra quyết định đối với những di tích quan trọng về Khổng giáo. Bằng cách này, ông đã hướng sự chú ý đến hệ tư tưởng chính thống (official ideology) của chủ nghĩa xã hội quốc gia (state socialism), sự tự ý thức về bản sắc quốc gia (national self-identity) và tầm nhìn của Trung Quốc về vị trí của họ trên thế giới. Kristin Bayer’s (Marist College, USA), ở chương 4, giải quyết một biểu tượng quốc tế về cảnh quan ở Trung Quốc, Vạn lý trường thành (Great Wall), thông qua sự đại diện của nó trong các tác phẩm của William Edgar Geil (1865-1924) và gần đây hơn là William Lindesay (b.1956). Tác giả truy dấu bằng phương pháp nào mà ý nghĩa và những biểu tượng của Vạn lý trường thành được sản xuất để vừa vặn với sự tưởng tượng của Trung Quốc và không Trung Quốc (Chinese and non-Chinese imaginings), đề xuất rằng Vạn lý Trường thành là một biểu tượng dễ uốn của di sản văn hóa mà có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau- ngay cả với những vấn đề gây tranh cãi- mối quan tâm, bao gồm cả quốc tế lẫn với người Trung Quốc.

Những chương trên đã tạo tiền đề cho phần 2 “Việc Tạo Ra Bản Sắc: Xây Dựng Quá Khứ, Phân Phối Di Sản”. Trong chương 5, Carol Ludwig (University of Liverpool) và Yi-Wen Wang (Xi’an Jiaotong-Liverpool University) xem xét việc sử dụng có chọn lọc của kí ức và thực hành để tái cấu trúc những phiên bản có chọn lọc của quá khứ. Bảo tàng ngoài trời Beamish ở Durkham, UK và công viên văn hóa thời Tống (Song Dynasty) ở Hàng Châu (Hangzhou) được trình bày như những case studies để so sánh với nhau. Các tác giả sử dụng giáo dục, du lịch và việc tạo ra những bản sắc/ nhân dạng mới như một khung phân tích (hệ phân tích) để hiểu được cách thức khác nhau trong việc phân phối và tiêu thụ di sản văn hóa. Họ cho thấy di sản không chính thức (unauthorized heritage), ví dụ như di sản thương mại được trình bày trong các trường hợp này, thứ mà không cần thiết được tạo ra có chủ đích bởi nhà nước như một phần của AHD, vẫn có thể trở thành 1 phần của nó (AHD), tiết lộ ranh giới đang dần được xóa mờ giữa di sản “chính thức” và không chính thức.

Chương 6 được viết bởi Patrick Wertmann (Institute of Asian and Oriental Studies, Zurich) tương tự, tập trung vào sự phân phối và tiêu thụ của di sản văn hóa bằng cách chứng mình cách thức mà sự phổ biến của di sản văn hóa là một phần chiến lược của chính quyền nhằm củng cố bản sắc văn hóa chung, sự thống nhất xã hội và tinh thần yêu nước giữa những nhóm và tầng lớp khác nhau trong xã hội ở Trung Quốc. Tác giả cung cấp những ví dụ về những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc được đánh bóng thông qua giải trí, giáo dục (giải trí giáo dục- edutainment), sự tạo nên những “trải nghiệm khó quên” và những sự khởi đầu như bảo tàng di động (mobile museum). Ông cho rằng những sự khởi xướng này đã thành công trong việc phổ biến di sản trong khi cùng lúc cho phép truyền đạt đến nhiều đối tượng hơn. Cuối cùng, trong chương này, tập trung vào sự tạo ra, phân phối và tiêu thụ của di sản thông qua các bảo tàng, chương 7 được viết bởi Kenny K. K. Ng (Hong Kong Baptist University) khảo sát hàng loạt các bảo tàng ở Nam Kinh (Nanjing) để chứng tỏ cách thức mà những bảo tàng thuộc thời kì trước và thời kì hiện đại đóng góp vào việc xây dựng nên bản sắc địa phương (local identities) thông qua việc (tái) tạo của quá khứ tại chỗ. Từ đó, ông nhấn mạnh chủ đề của việc tạo ra nơi chốn (place-making) trong việc sáng tạo, phân phối và tiêu thụ di sản.

Phần 3 về Lịch sử, Sự hoài niệm và Di sản: Đô Thị Và Nông Thôn, chọn ý tưởng về nơi chốn, bắt nguồn với với Andrew Law (University of Newcastle). Chương 8 tiết lộ cách mà những diễn ngôn có chọn lọc về lịch sử và sự hoài niệm được sử dụng như một phần của việc tạo ra nơi chốn (place-making) và place-branding, chiến lược cho sự phát triển đô thị cũng như việc xây dựng bản sắc hiện đại Trung Quốc. Tác giả chỉ vào những ví dụ đương thời từ các thành phố ở Thượng Hải (Shang Hai), Vũ Hán (Wuhan) và Tây An (Xian) để chỉ ra lịch sử và sự tưởng tượng của nền Cộng Hòa từ năm những năm 1920- 1930, triều đại giao thương Minh và Thanh (Ming and Qing) và triều đại đế quốc Đường (Tang) đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên lịch sử đô thị bản địa (indigenous urban history) và bản sắc của Trung Hoa hiện đại và tư bản. Những di sản có thật hoặc tưởng tượng này, ông cho rằng, phục vụ như một công cụ quảng bá cực kì quan trọng trong việc tạo ra thương hiệu cho những thành phố của Trung Quốc. Nhưng có lẽ, quan trọng hơn cả là chúng cũng được sử dụng để “hiện thực hóa những tưởng tượng trong hiện tại.” Chuyển đến vai trò của sự hoài niệm và lịch sử trong việc tạo ra di sản ở những vùng nông thôn, Marina Svensson (Lund University, Sweden) phân tích trong chương 9 cách thức mà ở đó, di sản không ngừng được (tái) tưởng tượng ở làng Xinye và cụ thể là cách thức mà việc trình diễn và cách hình thức giải trí trở thành một khía cạnh thiết yếu và được bình thường hóa của quá trình di sản hóa của Trung Quốc.

Trong phần 4, Sự Chiếm Đoạt (appropriation) và Sự Thương Mại Hóa (commodification) của di sản nhóm dân tộc (ethnic heritage) đề cập đến sự tận dụng sắc tộc bởi chính quyền cho sự định nghĩa và xây dựng di sản như một công cụ của sự kiểm soát xã hội và chính trị, và bởi chính các nhóm sắc tộc đó như một hình thức chống trả. Mục đích thứ hai thì được chứng minh bởi Joseph Lawson (University of Newcastle) trong chương 10, trong việc tái chiếm đoạt văn hóa có liên quan đến rượu của nhóm dân tộc Yi như một di sản, xem nó đối nghịch với quan niệm của người Hán Trung Hoa và diễn dịch văn hóa này chỉ đơn giản như một sự tiêu thụ quá mức rượu (vốn bị chỉ trích bởi các nhà nghiên cứu về sức khỏe và quan chức chính quyền). Nghiên cứu này khám phá hàng loạt các tự sự lịch sử (historical narrative) và sự ảnh hưởng của chúng lên các diễn ngôn và thực hành của di sản ngày nay. Điều này được bổ trợ trong chương 11 bởi Melissa Shani Brown và David O’Brien (University of Nottingham) nghiên cứu về sự lí tưởng hóa (idealization) và thương mại hóa của sắc tộc và quá khứ ở Xinjiang. Chương này cũng tập trung vào sự lợi dụng một ngôi làng truyền thống Kazakh để đại diện một sự khắc họa bị lý tưởng hóa về sự hòa hợp sắc tộc của quốc gia- những hình ảnh của sắc tộc bị tóm tắt, tái hiện và phân phối cũng như thương mại hóa và tiêu thụ.

Trong khi các khía cạnh của sự “đổi chiều” di sản ở Trung Quốc đang được ghi chép cẩn thận ở những nơi khác (Blumenfield & Silverman 2014, Maags & Svensson 2018), cuốn sách này đặc biệt chú ý vào sự (tái) trỗi dậy trong một bối cảnh về diễn ngôn và toàn cầu (discursive and global context). Nó cho rằng di sản đang được (tái) tạo, phân phối và tiêu thụ theo nhiều cách khác biệt hay thậm chí thách thức cách hiểu và thực hành về di sản của phương Tây. Thêm vào đó, vai trò và mục đích của của sự tái tạo, phân phối và tiêu thụ di sản đang được mở rộng thành nhiều lĩnh vực mới. Điều này không chỉ liên quan tới giá trị về kinh tế của di sản hay về giáo dục cộng đồng/ tái khẳng định của giá trị đạo đức truyền thống và tư tưởng, mà còn là sự đầu tư và sự gắn kết của bản sắc quốc gia, thanh tẩy và củng cố tinh thần của công dân và gieo giống chủ nghĩa dân tộc văn hóa (cultural nationalism). Ở Trung Quốc và những nơi khác, di sản trở thành một chiến lược chính trị hữu hiệu cho sự ngoại giao quốc tế và quan hệ quyền lực rộng lớn hơn trên diễn đàn quốc tế. Mục đích của cuốn sách này là để tối ưu sự hiểu biết về di sản hóa ở Trung Quốc trong sự giao thoa với phạm vi nội địa, quốc gia và quốc tế, theo dõi động lực của quá trình này bởi vì nó giúp tiết lộ rất nhiều bối cảnh khác nhau, chủ đầu tư và người diễn viên thực hiện và sự phân phối và tiêu thụ của nó.

Previous article

[T04.3] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc

Next article

[S02] Dubai/ UAE- Place and Identity