Skip to content

[T04.4] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc

Written by

Linh Phamvu

Phần 1: Giới thiệu
Phần 2: Di sản và Di sản hóa là gì?
Phần 3: Ý nghĩa và việc sử dụng di sản vào đầu và giai đoạn Phong kiến Trung Hoa cho đến thế kỉ 20
Phần 4: Sự bảo tồn di sản và Quốc gia Dân tộc Hiện đại (Modern Nation State) ở Trung Quốc
Phần 5: Nội dung chính và giá trị đóng góp của cuốn sách này


Phần 5: Nội dung chính và giá trị đóng góp của cuốn sách này

Từ góc độ quốc gia, di sản trong thời kì Trung Quốc đương đại được xem như một phương tiện để tái xây dựng những giá trị đạo đức và là công cụ để trau dồi bản sắc chung của quốc gia (shared national identity) trước tình trạng bất mãn đang lan rộng đối với chủ nghĩa Marx và sự hoài nghi về Đảng Công Sản (Madsen 2014). Đặt trong bối cảnh lịch sử đã được tóm lược phía trên, cuốn sách này hướng sự chú ý vào những cách thức mà những diễn ngôn lịch sử thanh tẩy (sanitized historical discourse) (được kiểm duyệt chặt chẽ và là những tự sự có chọn lọc về quá khứ) về sự hoài niệm và di sản được sử dụng để gieo mầm một dạng chủ nghĩa dân tộc văn hóa (cultural nationalism) bằng cách (tái) khẳng định những bản sắc của quá khứ. Bằng cách này, những diễn ngôn này có thể được hiểu như một dạng công cụ của quyền lực/kiến thức và sự cai trị (Foucault 1991; Johnson 2016; Wu & Hou 2015), và cách chúng có thể được sử dụng để khẳng định uy quyền chính trị bởi các lãnh đạo trên mọi cấp độ. Theo đó, các chương trong cuốn sách này sẽ trình bày những case studies đa dạng để khắc họa cách thức những phiên bản khác nhau của quá khứ được chọn lọc, (tái) tạo, truyền bá và tiêu thụ cho muc đích đương đại. Mỗi chương sách đều đặt ra những câu hỏi đương thời về: khía cạnh nào của quá khứ được bao gồm trong những tự sự này, quá khức của ai được (tái) trình bày và nhằm mục đích gì, những đối tượng liên quan là ai, và bằng cách nào khái niệm của Trung Quốc về di sản có thể định hướng quá trình tái tạo này? Cuối cùng, họ cũng đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của những điều trên trong việc tạo ra nơi chốn (place-making) và việc bảo tồn môi trường xây dựng và tác động của việc tiêu thụ những hình thức tiệt trùng của di sản (sanitized form of heritage) đối với Trung Quốc cũng như phần lại của thế giới là gì?

Bằng cách đặt ra những câu hỏi trên, những chương trong cuốn sách này khám phá những chiến lược của việc quản lý di sản văn hóa mà những lãnh đạo chính trị ở Trung Quốc và những nơi khác sử dụng để trình diễn bản sắc dân tộc của họ (national identities) trên sân khấu quốc tế. Thực tế, ngày càng có nhiều sự công nhận cho rằng di sản văn hóa tập thể (shared cultural heritage) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá sự hợp tác quốc tế, và đồng thời củng cố danh tiếng toàn cầu của một quốc gia (a nation’s global reputation) (Winter 2015). Trong khi những giá trị của văn hóa, khoa học và giáo dục đã được xem như những tiêu chí thiết yếu cho sự thành công, sự văn minh và phát triển của các quốc gia, thì việc sử dụng di sản như một công cụ để quảng bá cho những thành tựu này đã trở thành một chiến lược chính trị đương đại phổ biến (Winter 2014a).Các học giả như Nye (2004) liên hệ điều này như một chiến lược ngoại giao của “quyền lực mềm” (soft power), cho rằng Trung Quốc và các quốc gia khác đầu tư vào việc củng cố quyền lực của quốc gia họ nhằm đạt được những mục đích dân tộc to lớn hơn, bao gồm an ninh quốc gia (national security) và duy trì hòa bình (peacekeeping). Robert Albro (2012) miêu tả điều này như một dạng “trình diễn văn hóa” (cultural display) và Winter (2014a: 335) giải thích rằng những trình diễn văn hóa này được sử dụng để “truyền đạt sự thu hút (affinities), sự gắn kết (bonds), đối thoại (dialogues), sự phụ thuộc (mutuality), và những giá trị khác trong lĩnh vực ngoai giao quốc tế”.

Đồng thời, những phức tạp nảy sinh trong việc khẳng định chủ quyền dân tộc (nationalistic assertion) về quyền sở hữu di sản văn hóa (cultural heritage ownership) trong bối cảnh quốc tế cũng đã được bộc lộ. Ví dụ như trong sự kiện “Zodiac Saga” liên quan tới những đòi hỏi của Trung Quốc về việc trao trả những bức tượng con giáp mạ đồng bị đánh cắp sau sự sụp đổ của Viên Minh Viên (Summer Palace) ở Bắc Kinh năm 1860 (Fotopoulos 2015). Điều mỉa mai ở đây là những bức tượng này do Châu Âu sản xuất nhưng lại bắt chước phong cách Trung Quốc, được trưng bày trong cung điện của Trung Quốc và sau đó bị cướp đi gián tiếp bởi người Châu Âu. Vào đầu thế kỉ 21 khi mà những món đồ này bắt đầu xuất hiện thị trường nghệ thuật quốc tế, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu phải trao trả chúng như một phần của di sản văn hóa bị cướp đi bởi người Châu Âu. Dựa vào lai lịch đầy nghi vấn của những món đồ được xem như “của Trung Quốc” này, sự khẳng định về chúng một phần của di sản văn hóa Trung Quốc thì có mục đích như một tự sự ẩn dụ (rhetorical narrative) về sự sỉ nhục quốc gia (national humiliation) hơn là một tài sản văn hóa có thể thẩm tra (verifiable cultural patrimony) (Fiskesjö 2010).

Những chương sách được trình bày ở đây đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của những tài liệu về lời kêu gọi của Trung Quốc đối với sự bóc trần của các giá trị truyền thống của họ và di sản văn hóa sau khi giơ cao khẩu hiệu về kinh tế toàn cầu, ví dụ như những gợi ý về khía cạnh chính trị văn hóa của “Zodiac Saga”. Tương tự, trong khi Winter (2014a: 326), phác thảo trong cuốn sách gần đây của Natsuko Akagawa (2014) để giải thích về phương pháp mà Nhật Bản đang sử dụng việc trình diễn văn hóa như một cách tận dụng chính sách đối ngoại được xây dựng trên “các diễn ngôn về hòa bình” (narrative of peace), những nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng Trung Quốc đang củng cố và đầu tư vào di sản với mục đích ngoại giao quốc tế. Kể từ sự tái trỗi dậy của những mối quan tâm về di sản quốc gia năm trong những năm 1980 theo sau sự phá hủy trên diện rộng của những địa điểm lịch sử, đăc biệt là trong thời kì Cách mạng Văn hóa, di sản đã được liên kết chặt chẽ với chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và được định hình bởi khao khát được khôi phục ý nghĩa quan trọng về vị thế lịch sử của nền văn mình “vĩ đại” Trung Hoa. Nói cách khác, Trung Quốc khao khát khắc họa bản thân với bên ngoài như một quốc gia với một quá khứ có bề dày văn hóa và như một nền văn minh có sức ảnh hưởng lên các quốc gia và những nền văn hóa khác (Winter 2014a: 328). Những tuyên bố này được củng cố bởi bằng chứng cho thấy Trung Quốc thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao di sản (heritage diplomacy effort)” (Svensson & Maags 2018: 17; Winter 2015), bao gồm việc chủ động tham gia của họ từ những năm 1980 với sự khởi xướng của UNESCO World Heritage. Quá trình sản xuất di sản (heritage- making) được sử dụng như một công cụ để củng cố quyền lực mềm và thông qua đó bản sắc hiện đại (modern identities) có thể được nhào nặn, diễn dịch và tiêu thụ.

Previous article

[T04.3] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc

Next article

[S02] Dubai/ UAE- Place and Identity