[T04.3] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc
Phần 4. Sự bảo tồn di sản và Quốc gia Dân tộc Hiện đại (Modern Nation State) ở Trung Quốc
Trong khi cả không gian đô thị và những di tích cổ được sử dụng bởi các vị vua thời đế quốc Trung Hoa để chính thức hóa sự cai trị của họ, một khái niệm hiện đại về bảo tồn di sản trong lĩnh vực công cộng và như một khía cạnh của chính quyền chỉ bắt đầu nổi rõ vào cuối triều Thanh (Qing era) (1644-1911). Cùng với những yếu tố khác của “sự hiện đại”, ý tưởng về bảo tồn di sản như một sự phạm vi của sự cai trị nhà nước được giới thiệu vào Trung Quốc từ phương Tây. Sự khai thác của đế quốc (imperialist exploitation) và sự cướp bóc các di tích lịch sử như các chùa hang của đạo Phật ở Dunhuang bởi các quốc gia phương Tây và Nhật Bản thúc đẩy nhà Thanh đứng lên bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa của Trung Quốc, khởi đầu bằng phong trào đấu tranh cho sự bảo vệ những di tích cổ (Measures for the Protection of Ancient Sites ) năm 1909. Sự phát triển của ý thức cộng đồng và tính chính thống (legislation) để bảo vệ di sản văn hóa được trói chặt vào sự thành lập quốc gia dân tộc ở Trung Quốc, bởi vì ý tưởng về di sản có liên quan trực tiếp đến sự trỗi dậy của quốc gia dân tộc ở Châu Âu (Meskell & Brumann 2015: 23; Evans & Rowlands 2014: 276; Lai 2016: 50-51). Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của nhà Thanh và sự trỗi dậy của phong trào cách mạng theo sau, mãi cho đến năm 1930, Bản báo cáo thường niên thứ hai (policy statement) về sự bảo hộ cho di sản văn hóa mới được đưa ra bởi chính quyền dân tộc (Lai 2016: 72-78). Điều luật trong Bảo tồn các vật thể cổ được nhanh chóng thông qua vào năm 1931 với những quy định liên quan đến bảo tồn, bao gồm Tình trạng của việc bảo tồn những danh lam thắng cảnh, những địa điểm lịch sử quan trọng và những quy định về giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật (the Statute for the Preservation of Scenic Spots, Points of Historical Importance, and Articles of Historical, Cultural, and Artistic Value) (Gruber 2007). Vào năm 1948, một nỗ lực được thực hiện để phân loại các vật liệu di sản (material heritage) của Trung Quốc với danh sách 450 địa điểm trong bản Danh sách thu gọn những di sản kiến trúc quan trọng ở Trung Quốc (A Brief List of Important Architectural Heritages in China) (Shepherd & Yu 2013: 10). Bản kê khai này, là lần đầu tiên ở Trung Quốc, được biên soạn chỉ một thời gian ngắn trước sự sụp đổ của chính quyền Dân Quốc (Nationalist government), kết quả của cuộc nội chiến với phe Cộng Sản. Sự rối ren về chính trị và quân sự đã làm gián đoạn những nỗ lực trước đó cho công cuộc bảo tồn di sản và do đó có một tác động sâu sắc lên sự phát triển của chính sách di sản ở Trung Quốc (Lew 2009).
Theo sau sự thất bại của chính quyền Dân Quốc năm 1949, việc bảo tồn di sản không còn là ưu tiên hàng đầu đối với chính quyền Cộng Sản so với những nhu cầu bức thiết về quân sự, chính trị và kinh tế cho việc thành lập một quốc gia mới. Một khi quyền lực được củng cố và điều luật được ban hành, chính quyền mới đã hỗ trợ các hoạt động khảo cổ để giải cứu các hiện vật của người xưa trong khi cùng lúc tận dụng và sửa đổi những di sản văn hóa được thừa hưởng từ quá khứ. Cổng Thiên Đàng (The Gate of Heavenly Peace) ngay tại lối vào Tử Cấm Thành (Forbidden City) được sử dụng có chủ đích bởi những người Cộng Sản vẻ vang để công bố chiến thắng về việc thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng Mười 1949. Đứng trên di tích mang tính biểu tượng của nhà Thanh và các triều đại phong kiến trước, chủ tịch Mao Trạch Đông vẫy tay chào quần chúng, chứng minh rằng Tử Cấm Thành, nơi trước kia chỉ dành cho giới cầm quyền nay mở cửa cho quần chúng và Trung Quốc thuộc về quần chúng. Trong khi có những di tích từ quá khứ được sử dụng theo cách này để khẳng định sức mạnh Cộng Sản và quyền kiểm soát, chính quyền mới cũng cho phép phá hủy những địa điểm văn hóa với mục đích xây mới những khu tưởng niệm và không gian công cộng. Những khu vực văn hóa ở phía Nam Tử Cấm Thành được phá hủy vào năm 1958- 1959 để xây dựng Đại Lễ đường (the Great Hall of the People) và để mở rộng quảng trường Thiên An (Tiananmen Square) (Shepherd & Yu 2013: 15). Sự phá hủy cũng xảy ra với mục đích phát triển đô thị để đáp ứng lời hứa của chính quyền về việc đáp ứng nhu cầu hằng ngày của quần chúng. Ví dụ, những bức tường trong giai đoạn nhà Minh ở Bắc Kinh được đập bỏ trong quá trình xây dựng hệ thống xe điện trong khoảng giữa những năm 60 (Shepherd & Yu 2013: 15).
Một trong những thông điệp đầu tiên của sự giới lãnh đạo Cộng sản nhằm hướng sự chú ý đặc biệt vào việc quản lý di sản như một lĩnh vực của quyền lực quốc gia (a domain of state power) và một nguồn chính trị và văn hóa tiềm năng (potential political and cultural resource) chính là sự đồng thuận 1961 về chính sách về bảo hộ và quản lý di sản đầu tiên của PRC, những điều lệ bổ sung về bảo vệ và thi hành của di tích văn hóa (Provisional Regulations on the Protection and Administration of Cultural Relics). Chỉ một năm sau đó, 1962, Cục Di tích văn hóa trực thuộc Bộ Văn Hóa đã xuất bản một danh sách các địa điểm văn hóa quốc gia (Shepherd & Yu 2013: 15). Cùng lúc, những thay đổi này được thể hiện thông qua nỗ lực hình thành một hệ thống di sản văn hóa quốc gia cho Trung Quốc. Nỗ lực này bị cắt ngang bởi cuộc Cách mạng văn hóa, với sự khởi xướng của Mao cho một cuộc tấn công chưa từng có vào 4 cái cũ (four olds): lề thói, văn hóa, thói quen và tư tưởng (Dikötter 2016). Thập kỉ từ 1966 đến cái chết của Mao năm 1976 đã chứng kiến sự dỡ bỏ và hủy hoại tất yếu của rất nhiều những di tích lịch sử, bao gồm đền, nhà thờ, đền thờ hồi giáo, như một phương pháp xóa sổ tất cả dấu vết của “suy nghĩ cũ” (old thinking) và “văn hóa cũ” (old culture). Mặc dù vậy, bất chấp những hình ảnh thịnh hành về sự phá hoại và báng bổ trong suốt thời kì Cách Mạng Văn Hóa, vẫn có những nỗ lực thanh công của chính quyền và cá nhân trong việc bảo vệ nhiều khu vực và di tích bằng cách quảng bá giá trị của nó như một công cụ cho chủ nghĩa dân tộc cách mạng (Ho 2011; Evans & Rowlands 2014: 276-277). Mối bận tâm quốc gia (state interest) về di sản văn hóa Trung Quốc tăng lên vào những năm 1980, song hành với sự mở cửa về chính trị và kinh tế diễn ra sau thảm kịch Cách Mạng Văn Hóa. Năm 1982, Trung Quốc xuất bản dự luật đầu tiên về sự bảo hộ di sản văn hóa của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và ba năm sau, Quy định của UNESCO năm 1972 về việc bảo di sản văn hóa và tự nhiên thế giới được Trung Quốc thông qua.
Trong suốt những năm 1980s, khi Trung Quốc du nhập những giá trị và ngôn ngữ toàn cầu của UNESCO, khái niệm “di tích văn hóa” (cultural relic) (wenwu 文物) được thay thế bằng “di sản” (heritage) (yichan 遗产), có nguồn gốc từ những tài sản thừa kế của gia đình. Từ ghép ‘wenhua yichan’ (文化遗产) do đó được sử dụng như những chứng tích lịch sử công cộng hay “di sản văn hóa” (cultural heritage), có vẻ như phù hợp hơn với ngôn ngữ quốc tế được sử dụng bởi các quốc gia thành viên UNESCO (Wang & Rowlands 2017: 268; Fiskejö 2015: 100). Khi sự gia nhập của Trung Quốc vào cộng đồng di sản quốc tế được chính thức thông qua, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực đề cử những địa danh như Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành Bắc Kinh và khu di chỉ người Bắc Kinh (Peking Man) ở Chu Khẩu Điếm vào danh sách di sản thế giới (Shepherd & Yu 2013: 19). UNESCO (2019a) đã liệt 55 di sản văn hóa, tự nhiên và hỗn hợp vào danh sách Di sản thế giới. Chính quyền Trung Quốc giờ đây khẳng định những khu vực này và các di tích khác mang “giá trị Di Sản Thế Giới” (World Heritage value), bất chất sự thật trước đây, một vài trong số đó đã bị tấn công và bôi nhọ trong quá khứ gần đây. Dòng chảy của giá trị được gắn liền với những khu vực trên theo thời gian- từ mối liên hệ tiêu cực với văn hóa phong kiến cho đến việc trở thành những dấu ấn đáng tự hào về một quá khứ rực rỡ- được tạo ra bởi sự nhập nhằng xung quanh việc quốc tế hóa của sự khái niệm hóa di sản có xuất xứ từ châu Âu (UNESCO’s European-derived universalistic conceptualisation of heritage) cùng với sự khẳng định của nhà nước hiện đại Trung Quốc để đại diện cho huyền thoại về một nền văn minh cổ và độc đáo (Evans and Rowlands 2014: 273). Sự mâu thuẫn này thì không quá đặc biệt với Trung Quốc nhưng nó chắc chắn là một tiền đề quan trọng cho việc tìm hiểu cách thức nhà cầm quyền Trung Quốc đàm phán về vị trí của Trung Quốc trên hệ thống cấp bậc quốc tế về giá trị (Herzfeld 2004; Meskell & Brumann 2015). Sự công nhận và chào đón quốc tế là một công cụ quảng bá hữu hiệu để nhấn mạnh những thứ mà di sản văn hóa của Trung Quốc có thể đóng góp cho thế giới và củng cố giá trị của nó như một tài sản về kinh tế. cùng với sự đón nhận của di sản ở trung quốc, nền công nghiệp du lịch đã nở rộ và thu hút khách du lịc quốc tế và nội địa đến những địa điểm này và những nơi khác (Sofield & Li 1998; Ryan & Gu 2009; Bao, Chen & Ma 2014).
Tuy nhiên, một số những câu hỏi liên quan đến “sự xoay chiều di sản” (heritage turn) vẫn đang bị bỏ ngỏ: Bằng cách nào mà những mục tiêu chiến lược nội địa và quốc tế được triển khai và kết hợp với nhau, lợi ích của ai và lợi ích gì đã thúc đẩy sự chọn lựa về di sản hóa và đâu là hậu quả của việc (tái) tạo, truyền bá và tiêu thụ di sản sau đó?
(Còn tiếp)