Skip to content

[T04.3] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc

Written by

Linh Phamvu

Phần 1: Giới thiệu
Phần 2: Di sản và Di sản hóa là gì?
Phần 3: Ý nghĩa và việc sử dụng di sản vào đầu và giai đoạn Phong kiến Trung Hoa cho đến thế kỉ 20
Phần 4: Sự bảo tồn di sản và Quốc gia Dân tộc Hiện đại (Modern Nation State) ở Trung Quốc
Phần 5: Nội dung chính và giá trị đóng góp của cuốn sách này


Phần 3. Ý nghĩa và việc sử dụng di sản vào đầu và giai đoạn Phong kiến Trung Hoa cho đến thế kỉ 20

Khái niệm và sự trưng bày di sản đóng vai trò quan trọng trong sự xác nhận của chính quyền về tính hợp pháp và sức mạnh ở Trung Quốc cũng như những nơi khác (Harvey 2001). Ví dụ, vào khoảng đầu thời kì nhà Chu (Zhou era) (1045-256 TCN), sự phát triển của không gian đô thị ở thủ đô phản ánh quyền lực của nhà cầm quyền. Giống như kinh đô của triều đại Chu, những kinh đô của các triều đại tiếp sau đều tiếp tục với cùng một cách thức tổ chức chung: thành phố được bao quanh bởi những bức tường thẳng (rectangular walled city), lâu đài ở vị trí trung tâm, hướng Bắc Nam và có trục trung tâm. Cả hai dạng công trình và sự quy hoạch của thành phố được thiết kế để làm nổi bật tính trung tâm của người cai trị và sức mạnh của họ (Sit 2010: 95-101). Những hiện vật văn hóa cũng thể hiện một vai trò quan trọng mang tính biểu tượng. Giới cầm quyền củng cố sự thống trị của họ bằng cách sử dụng những vật dụng nghi lễ bằng đồng và đá cẩm thạch (jade), con dấu của tòa án, văn thư và ghi chép thuế của tổ tiên hoặc của những người mà họ đã đánh bại” để thể hiện sự chiến thắng và/hoặc củng cố hợp thức hóa địa vị của giới cầm quyền (Shepherd & Yu 2013: 5). Ví dụ, khi người sáng lập ra triều đại nhà Minh (Ming Dynasty) (1368-1644), Chu Nguyên Chương (Zhu Yuanzhang), xâm chiếm nhà Nguyên Mông Cổ (Mongol Yuan Dynasty) (1279-1368), một bộ sưu tập những hiện vật hoàng gia có từ thế kỉ thứ 9 bị lấy mất. Những hiện vật đó sau này được trưng bày đầy trang trọng như một biểu tượng của sức mạnh và tính hợp pháp của chính quyền mới.

Những hiện vật văn hóa có giá trị trong địa hạt cá nhân lẫn công cộng. Trong suốt triều đại Bắt Tống (Song era, 960-1279), những học sĩ tư nhân đã quan tâm tới những chứng tích còn sót lại của quá khứ rực rỡ, đặc biệt là nghiên cứu về những vật dụng nghi lễ bằng đồng và cẩm thạch. Trong khi sự bất đồng giữa những mục đích chính trị và văn hóa đã thúc đẩy các học giả sưu tầm đồ cổ và phân loại chúng, tất cả đều tin rằng có một sự liên quan giữa hiện tại với những di tích còn sót lại của quá khứ (960-1279). Những bản in của những văn tự cổ (rubbings of ancient texts) cũng được sưu tầm và phân loại bởi vì việc xác minh tính chân thực của văn hóa ghi chép là một sự đảm bảo quan trọng có giá trị chính trị sâu sắc. Vì những lý do này, di sản văn hóa, dưới hình thức của những hiện vật cổ, là chủ đề của những mối quan tâm sâu sắc không chỉ cho những vị hoàng đế với mục đích củng cố tính chính thống của sự cai trị của họ mà còn cho những học giả- người tìm kiếm sự liên tục với thế hệ đi trước, như một nguồn thông tin của những ý tưởng truyền thống và cũng như một sự liên kết với tổ tiên của chính họ (Wang & Rowlands 2017: 261).

Thông qua lịch sử của đế chế Trung Hoa, từ thời Hán (Han Dynasty) (207 BCE-225 CE) cho đến đầu thế kỉ 20, khái niệm về di sản văn hóa đã luôn gắn liền chặt chẽ với Khổng giáo (Confucianism). Một ví dụ cơ bản là sự thực hành các nghi thức của Khổng giáo và sự truyền bá của những nghi thức này thông qua chữ viết cũng như việc thực hành. Cả những văn bản của Khổng giáo và những cái đỉnh/vạc (ritual vessel) đều thấm nhuần tư tưởng của thế hệ xưa và các giá trị đạo đức của những bậc hiền triết, người sáng tạo ra nó bởi vì sự thực hành những nghi lễ này đều sử dụng đến cả văn bản và đỉnh để tiến hành hình thức di sản văn hóa này. Sự bảo tồn và truyền bá của di sản văn hóa được điều khiển bởi nhu cầu tiếp cận sự ghi chép chính xác về quá khứ để sử dụng nó như một mô hình cho việc điều chỉnh hành vi trong hiện tại (mặc dù không nhất thiết phải ứng dụng nó một cách cứng nhắc). Việc sử dụng quá khứ trong đạo đức và giáo dục đã không bị mất đi sau sự suy tàn của đế chế Trung Hoa, mặc dù sức ảnh hưởng của Khổng giáo đã bị rút ngắn đáng kể cho đến khi sự phục hưng chính thức của nó vào thời kì Mao (Billioud & Thoraval 2015).

Previous article

[T04.2] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc

Next article

[T04.4] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc