[T04.2] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc
Khái niệm về di sản phi vật thể (intangible heritage) được chính thức công nhận bởi UNESCO như một hạng mục độc lập về di sản vào năm 2003, cùng với Quy ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể. Đây là kết quả của những chỉ trích ngày càng lớn bởi những câu hỏi từ cộng đồng bị ảnh hưởng (affected community) và những câu hỏi từ những học giả về di sản về mối quan tâm của UNESCO với tầm nhìn về tính truyền thống, tinh hoa và hữu hình như đã đề cập ở trên, và hậu quả của việc phớt lờ những tiếng nói từ cộng đồng yếm thế (marginal voices) (Smith and Waterton 2009; Bortolotto 2007). UNESCO (2019b) định nghĩa Di sản Văn hóa Phi vật thể như “truyền thống và những hình thức thể hiện được truyền qua các thế hệ, ví dụ như truyền thống truyền miệng (oral tradition), nghệ thuật biểu diễn (performing arts), tập quán (social practices), nghi thức (rituals), các sự kiện lễ hội (festive events), những tri thức (knowledge) và thực hành (practices) có liên quan đến bản chất và hệ thống kiến thức và kĩ năng dùng để sản xuất ra những nghề thủ công truyền thống (traditional crafts)”. Sự bao hàm của di sản văn hóa phi vật thể trong chương trình bảo tồn quốc tế, do đó, mang ý nghĩa “nhìn nhận di sản không chỉ là những kiệt tác được thần thánh hóa (a consecrated masterpiece) của quá khứ cần được tôn kính và bảo tồn, mà còn là những không gian mang tính biểu tượng và những không gian sống” (Bortolotto 2007: 21).
Di sản phi vật thể, do đó, chính là hoạt động của con người. Cách hiểu này về di sản giúp định hướng việc tái sản xuất và chuyển giao hoạt động. Việc này cũng khác biệt hoàn toàn với những quy chuẩn về bảo tồn của thế kỉ 19 xuất phát từ sự tự nhiên hóa và gắn liền với thị giác (embedded “way of seeing) như đã được đề cập ở trên. Do đó, sự diễn giải này có tác động quan trọng đến những ứng dụng tiếp nối của những tiêu chí về bảo tồn truyền thống được dùng để phân định di sản. Ví dụ, có một vấn đề nổi bật là về sự xác thật (authenticity). Việc xem xét liệu di sản có phải là xác thực (authentic) theo cách truyền thống thì liên quan tới sự nguyên bản (genuineness), được quyết định bởi những chuyên gia, kiểm chứng bởi các bằng chứng khoa học để công nhận rằng liệu cái nguyên liệu gốc (original fabric) có đủ nguyên vẹn hay không (Taylor 2004: 430), đối nghịch với một dạng của việc tu bổ giả tạo (fake restoration) (Larkham 1996; Hobson 2004; Pendlebury 2009). Nhìn chung, có nhiều vấn đề từ cách tiếp cận thực chứng này (positivist approach) cho đến sự hợp thức hóa của các tài sản di sản (Ludwig 2016) và những vấn đề này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh khu vực châu Á- Thái Bình Dương (Verdini et al. 2017). Ở đây, ngược lại với châu Âu, ví dụ, kiến trúc được “xây dựng cơ bản bởi những vật liệu dễ bị tiêu hủy và dễ vỡ như gỗ… và cần phải tu sửa định kì” (Zhu 2015: 597). The Nara Document on Authenticity (1994)- đã giúp giải quyết vấn đề này một cách đáng tin cậy bằng việc công nhận tính đa dạng (plurality) của truyền thống văn hóa (cultural traditions) và kêu gọi những tiêu chuẩn linh hoạt hơn về tính chân thật (authenticity) (Verdini et al. 2017). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề trong việc áp đặt ý tưởng của di sản phi vật thể vào một mô hình được hình thành lâu đời (các chiến dịch cũng như tư duy lí tính) về thực hành di sản mang tính truyền thống và nó cũng gắn liền sâu sắc với những cơ sở lý luận về bảo tồn (Ludwig 2016; Also see Delafons 1997 and Jokilehto 1999). Quả thực, có hàng loạt các học giả đã lên tiếng chỉ trích sâu sắc về sự phân chia quá rạch ròi giữa vật liệu với biểu tượng, vật thể và phi vật thể (Byrne 2011: 147). Ví dụ như Herzfeld (2014: 48), cho rằng sự phân chia này hàm ý “đó là hai khái niệm độc lập và phủ nhận lẫn nhau”, điều mà ông cho rằng không những không hữu dụng mà về mặt bản chất là không thể (Byrne 2011: 155).
Sự công nhận và cởi mở đầu tiên, được tạo ra bởi sự phân chia chính thức giữa vật thể và phi thể từ UNESCO, sau đó đã nhanh chóng biến thành một sự phân đôi (dichotomy) rắc rối và nhập nhằng. Thêm vào đó, nếu như có một câu hỏi về bản chất, ví dụ như, đó là gì, như đối với di sản vật thể, Herzfeld cho rằng câu hỏi quan trọng là “ai là người được phép quyết định đó là gì” (Byrne 2011: 156). Dĩ nhiên đây là một chủ đề đòi hỏi nhiều tranh luận, đơn giản vì con người định giá sự vật theo những cách khác nhau, với lý do khác nhau. Herzfeld (2004) giải thích điều này thông qua một khái niệm gọi là “a global hierarchy of value” (hệ thống cấp bậc toàn cầu của giá trị), nơi mà chỉ có những di sản được “chấp nhận chính thức” được vật chất hóa (reified)- chứ không phải là những truyền thống dân gian (folklore) hoặc loại truyền thống đã tạo nên culturalintimacy của môt quốc gia (những lời nói đùa, bài hát hoặc câu chuyện khiếm nhã được xem như một hình thức tiềm tàng của sự nhạo báng quốc gia) (Byrne 2011: 148).
Như một người kế thừa về mặt ý tưởng của sự thực dân hóa (colonialisation), hệ thống cấp bậc toàn cầu về giá trị, do đó, quyết định “những truyền thống khác nhau và những văn hóa tri thức (intellectual cultures) sẽ được coi trọng như thế nào (Herzfeld 2010: 296). Cũng giống như những xung đột xung quanh di sản vật thể, sự thêm vào của di sản phi vật thể chỉ thêm vào một tầng lớp khác của sự chủ quan và mơ hồ cho hệ thống giá trị này, thứ mà Herzfeld cho rằng nó thuộc bản chất cơ bản của người cầm quyền. Trong khi sự chuyển dịch toàn cầu, từ cách tiếp cận vật chất, mang tính lưu trữ (tangible, archival approach) sang một hướng phi vật thể và tập trung vào quá trình (intangible, process-oriented) của di sản, đã đánh dấu một sự thay đổi về định hướng cho AHD (Bonnici 2009; Meyer-Bisch 2009; CoE 2011; Sykes & Ludwig 2015; Ludwig 2016; Svensson & Maags 2018). Đồng thời nó cũng tạo tiền đề cho một góc nhìn mới với sự coi trọng mới đối với những thực hành văn hóa ở Trung Quốc và những nơi khác (Svensson and Maags 2018: 23), đó đồng thời cũng là một sự chuyển dịch nền tảng trong quyền lực cơ bản của AHD (Smith 2006: 106-114).
Thêm vào đó, trường hợp của di sản vẫn cần được nghiên cứu bằng cách sử dụng một diễn ngôn phù hợp về di sản được công nhận trong một khung quy chuẩn vẫn còn mơ hồ về giá trị di sản. Có lẽ, quan trọng hơn cả, chúng cần phải bổ trợ cho những mối bận tâm và ưu tiên hiện tại của quốc gia.