Skip to content

[T04.2] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc

Written by

Linh Phamvu

Phần 1: Giới thiệu
Phần 2: Di sản và Di sản hóa là gì?
Phần 3: Ý nghĩa và việc sử dụng di sản vào đầu và giai đoạn Phong kiến Trung Hoa cho đến thế kỉ 20
Phần 4: Sự bảo tồn di sản và Quốc gia Dân tộc Hiện đại (Modern Nation State) ở Trung Quốc
Phần 5: Nội dung chính và giá trị đóng góp của cuốn sách này


Phần 2. Di sản và di sản hóa (heritagisation) là gì?

Những nghiên cứu trong cuốn sách này được cấu thành dựa trên sự hiểu biết về di sản như một cấu trúc không ngừng thay đổi (mutable), đa diện (multifaceted), được tạo ra tại một thời điểm bất kì và được tiếp cận cũng như tiêu thụ ở hiện tại (Ludwig 2016). Không đơn thuần là một đối tượng hữu hình cố định (fixed tangible object), di sản là một hệ thống những giá trị có ý nghĩa với những đối tượng khác nhau, ở thời điểm khác nhau, trong bối cảnh khác nhau và phục vụ cho những mục đích khác nhau (Ludwig 2013). Bởi vì di sản không ngừng thay đổi, chúng ta cần phải hình dung di sản như một quá trình (process)- di sản hóa (heritagization)- cũng như là một cấu trúc, một động từ hơn là một danh từ (Harvey 2001; Smith 2006; Maags and Svensson 2018). Để có thể hiểu di sản như một đối tượng của sự thẩm tra phân tích (critical enquiry), chúng ta cần phải khám phá những diễn ngôn (discourse) của di sản thông qua những giới hạn vô hướng (scalar boundaries) (Harvey 2015: 579) và thông qua những lăng kính khái niệm (conceptual lens) của diễn ngôn di sản chính thức/ được thừa nhận (authorized heritage discourse- AHD). AHD là một khái niệm phi chỉ trích (uncritical), tự nhiên hóa và được thực hiện thông qua hình thức nhìn thấy “way of seeing”, mục đích nhằm vào bản chất về vật liệu di sản, được định nghĩa bởi các “chuyên gia” (Smith 2006). Có nguồn gốc gắn liền với sự ra đời của đạo đức về sự bảo tồn (conservation ethic) vào thế kỉ 19 ở phương Tây, AHD đã loại bỏ “tất cả các vấn đề mang tính mâu thuẫn, đối nghịch hoặc không cốt lõi của di sản” (Smith 2006: 11). Tính chất loại trừ này đã giúp củng cố những đại diện tư tưởng (ideological representation) của di sản, nhằm phục vụ chính cho phần lịch sử danh giá/ được đồng thuận (elite/ consensus history), chủ nghĩa dân tộc (nationalism), sự hữu hình (tangibility), tuổi thọ (age) và giá trị thẩm mỹ (aesthetics). Ngoài ra, nó còn được miêu tả như một dạng “self-referential” discourse (diễn ngôn tự liên hệ), “ưu ái sự tưởng niệm (monumentality) và sự quy mô tầm vóc to lớn (grand scale), những hiện vật, địa danh bẩm sinh có giá trị gắn liền với bề dày lịch sử, đánh giá của các chuyên gia về khoa học/ thẩm mỹ, sự công nhận của xã hội, và sự xây dựng của quốc gia” (Smith 2006: 11). Do đó, AHD được chống đỡ bởi một hệ thống ý tưởng quyền lực về định nghĩa của di sản và những ý tưởng này đóng vai trò kim chỉ nam cho những quá trình ra quyết định của chuyên gia và sự thích nghi (Ludwig 2016). Ngược lại với AHD và đồng thuận với những nghiên cứu phê bình gần đây, chúng tôi nhìn nhận di sản là một đối tượng phức hợp (complex), đa tầng (multi-layered) và gắn bó chặt chẽ với những ý nghĩa, sự liên kết và cảm xúc mang tính xã hội. Do đó, nó cùng lúc được cấu thành từ những đối tượng hữu hình, những vật thể di sản được xây dựng (built heritage objects) và đồng thời những di sản phi vật chất và sự thừa nhận mang tính cảm xúc (affective register) (Waterton & Watson 2013).

Previous article

[T04.1] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc

Next article

[T04.3] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc