[T04.1] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc
Phần 1: Giới thiệu
Tập sách này tập trung vào những diễn ngôn và thực hành về di sản (heritage discourse and practice) ở Trung Quốc (TQ) xuất phát từ xu hướng “heritage turn” bắt đầu từ những năm 1990s (Madsen 2014; Denton 2014). Nhờ vào việc sử dụng cách tiếp cận đa ngành cùng với những case study đa dạng, những tác giả đóng góp bài viết cho tập sách này đã chỉ ra những phương thức lựa chọn, tái tạo (re-invented), truyền bá và tiêu thụ những phiên bản cụ thể khác nhau của quá khứ nhằm phục vụ cho những mục đích đương thời (contemporary purpose). Những nghiên cứu này phân tích cách thức mà chính quyền TQ tận dụng di sản không chỉ cho mục đích du lịch, giải trí, giáo dục và thương mại mà còn là một phần của những chiến lược chính trị rộng lớn hơn cả về mức độ quốc gia lẫn quốc tế. Đồng thời, những nhà nghiên cứu cũng cho rằng chính quyền TQ sử dụng những chế độ khác nhau của sự thống trị di sản (heritage governance) để xây dựng nên một sự hiện đại mới/ bản sắc mới nhằm hỗ trợ cho sự hợp pháp chính trị (political legitimacy) và khẳng định vị thế siêu sức mạnh quốc tế của mình.
Cả trước và sau sự thành lập của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (the People’s Republic of China- PRC) năm 1949, quan điểm về di sản văn hóa đã có sự thay đổi lớn: chuyển đổi từ việc bảo tồn cho đến hành động tiêu hủy có chủ đích và sau đó là tái cấu trúc. Mặc dù sự kiện cách mạng văn hóa Cultural Revolution (1966-1976) được biết đến như những cuộc tấn công bạo lực nhằm vào con người, nơi chốn và vật chất có liên quan đến quá khứ “phong kiến” (feudal past), thực tế là trước đó khá sớm vào thế kỉ 20, đặc biệt trong phong trào Ngũ Tứ (the May Fourth Movement) (1919), những khía cạnh về di sản văn hóa của Trung Quốc đã từng bị chỉ trích và phủ nhận như một dạng yếu kém về mặt chính trị trong thời kì hiện đại (Ip, Hon & Lee 2003). Trong suốt 30 năm đầu tiên của PRC, trong khi quá khứ tiền cách mạng là đối tượng bị phê phán thì phần lớn những sự kiện cách mạng, con người và nơi chốn lại được ca tụng, ví dụ như việc xây dựng bảo tàng Cách mạng Yan’an năm 1950, dù rằng khi ấy khái niệm “Red Tourism” ở những địa danh liên quan đến lịch sử cách mạng vẫn chưa trở thành hiện tượng cho đến những năm 1990s (Wang 2012; Denton 2014: 214-242). Tuy nhiên, quá khứ tiền cách mạng đã thu hút sự quan tâm tích cực từ những nhà lập pháp vào những năm 1980, khi họ bắt đầu nhìn nhận di sản văn hóa Trung Hoa về cơ bản là tài sản được quản lý và phục vụ cho lợi ích quốc gia. Sự ủng hộ của chính quyền và những chính sách về di sản văn hóa sau đó đã trở thành một khía cạnh tiềm năng cho sự thống trị. Tuy nhiên, từ những năm 1990, cùng với những nỗ lực thực hành bảo tồn di sản, những dự án về phát triển đô thị và những dự án công cộng có quy mô khổng lồ như Đập Thủy điện Tam Hiệp (Three Gorges Dam) lại thường làm trật bánh sự bảo hộ cho những khu vực di sản văn hóa (Demattè 2012). Những dự án đó cũng đồng thời thay thế những cộng đồng địa phương, phản ánh sự mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển kinh tế (bao gồm lợi ích cho giới cầm quyền) và sự bảo tồn di sản văn hóa (Shepherd 2016: 91-120). Vào những năm 2000, sự căng thẳng giữa những mục tiêu quốc gia đối lập đã phải đối diện với những áp lực quốc tế trong việc duy trì vị thế quyền lực quốc tế (world power). Đây là một khía cạnh mà sự đóng góp của Trung Quốc với di sản văn hóa thế giới đã được ghi nhận thông qua sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của những địa danh được công là Di Sản Văn Hóa thế giới bởi UNESCO (Shepherd 2009; UNESCO 2019a; Silverman & Blumenfield 2013: 5).
Nằm trong xu hướng hiện nay của thế giới về diễn ngôn di sản (heritage discourse), cụ thể là sự ảnh hướng của cách tiếp cận của phương Tây đối với việc bảo tồn di sản, những nghiên cứu được trình bày trong cuốn sách này giúp hiểu hơn về giai đoạn mới và quan trọng về mặt lịch sử trong việc cấu trúc, định hình và thực hành bảo tồn di sản ở Trung Quốc. Sự “đổi chiều” trong cách mà di sản được hình dung và truyền bá và tiêu thụ mang đến những hàm ý quan trọng đối với sự thực hành quốc tế về việc bảo tồn di sản và quản lý trong những thập kỉ sắp tới (Winter 2014a). Khi khái niệm và sự thực hành của phương Tây về di sản đang bị chất vấn và xem xét bởi chính nó, việc xem xét cách thức mà sự ảnh hưởng quốc tế của khái niệm này đang bắt đầu tái tạo chính nó, thông qua việc truyền bá chúng đến những vùng không gian có sự khác biệt rất lớn về mặt địa lý, chính trị và văn hóa, là rất cần thiết. (Winter 2014b; Winter 2014c). Ở Trung Quốc và trên khắp thế giới, sự giao nhau về những vấn đề địa phương, quốc gia và quốc tế đã và đang đem lại sự tác động mới lên một phạm vi rộng lớn hơn cho các đối tượng tham gia vào việc xây dựng tính hiện đại/bản sắc thông quá trình di sản hóa (heritagization process) và cũng đưa ra những câu hỏi mới về ý nghĩa và sự thực hành của di sản trong bối cảnh toàn cầu.
(Còn tiếp)