Skip to content

[T02.3] Shashi Caan- Tư duy lại về Thiết kế và Nội thất

Written by

Linh Phamvu

Đích đến cuối cùng trong thiết kế chính là sự hạnh phúc của con người (well-being). Để đạt được mục tiêu này, một thiết kế không thể chỉ dựa trên các yếu tố nghệ thuật thị giác mà còn phải được xây dựng dựa trên những tiêu chí phi vật thể, giúp xác định nơi chốn của mỗi cá nhân trong thế giới rộng lớn này. Tuy nhiên rõ ràng là phần lớn thiết kế ngày nay khi bị chi phối bởi những hình thức cứng nhắc hoặc các xu hướng về mặt thị giác đều không đạt được tiêu chí đó. Những thiết kế này được tạo ra để tôn vinh những vẻ đẹp vô hồn thay vì sự cư ngụ của con người bên trong đó.
Để đạt được sự hạnh phúc, một thiết kế phải đạt được hai mức độ khác nhau: đầu tiên là tạo ra một khu vực thoải mái thông qua các tiêu chí cụ thể như ánh sáng, nhiệt độ, kích thước, tỉ lệ, màu sắc và vật liệu. Thứ hai, lấp đầy vào không gian đó sự đam mê, cảm hứng, những yếu tố tinh thần cần thiết cho sự hạnh phúc của con người. Nói cách khác, một không gian thiết kế đúng nghĩa sẽ thúc đẩy sự thăng hoa của con người theo cách riêng của chính họ. Do đó, sự hạnh phúc, bên cạnh sức khỏe, an toàn, bảo vệ phải được xem xét như một tiêu chí bắt buộc trong danh sách tiêu chuẩn thiết kế chuyên nghiệp:

“Thiết kế chính là nỗ lực để kéo gần khoảng cách giữa việc chúng ta là ai với con người mà chúng ta khao khát trở thành.” Design is the attempt to bridge the gap between who we are and who we aspire to be” (Caan, 2001 p.1190)

(Còn tiếp)


Nguồn tham khảo:

Caan, S. (2011) Rethinking Design and Interiors- Human beings in the built environment. London: Laurence King Publishing Ltd

Previous article

[T02.2] Shashi Caan- Tư duy lại về Thiết kế và Nội thất

Next article

[T02.4] Shashi Caan- Tư duy lại về Thiết kế và Nội thất