Skip to content

[T01.3] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 2)

Written by

Linh Phamvu

Việc di dời thay vì dễ dàng phá hủy những bức tượng được xây dựng bởi chế độ bị xem thường trước đó cho thấy một sự khoan dung nhất định và khoảng cách lịch sử với những kẻ thù trước. Nhưng chiến lược này có thể tiềm ẩn những hậu quả không lường trước, thay đổi ý nghĩa của địa điểm đầu tiên và cái mới, đối với họ, đều tiết lộ rất nhiều về tình trạng mà giới cầm quyền hiện tại chấp thuận cái thông điệp ban đầu của đài tưởng niệm đó. Việc di chuyển những bức tượng hoặc bảo tàng từ một khu vực ngoại ô đến những vị trí trung tâm nổi tiếng cho thấy một sự trân trọng được củng cố. Một ví dụ điển hình là quyết định di dời bảo tàng của người bản địa Mỹ (American Indian) từ vị trí ban đầu ở trụ sở chính ở New York, số 155 và Broadway- ở phía bắc Manhattan, xa khỏi khu vực khách du lịch- đến một địa chỉ ở khu trung tâm, George Gustav Heye năm 1994. 10 năm sau, nó lại được di dời vào trung tâm của hệ thống bảo tàng quốc gia tại National Mall ở Washington DC, ở giữa Bảo tàng Không gian và tòa nhà US Capitol.

Ngược lại, di chuyển một đối tượng mang tính biểu tượng cao từ một khu tâm nổi tiếng đến vùng ngoại ô của một thành phố là dấu hiệu của việc chối bỏ ý nghĩa ban đầu của chúng, ngay cả khi việc di dời nhằm bảo vệ chúng khỏi bị phá bỏ. Sau sự rút quân của quân đội Xô Viết vào tháng 6 năm 1991, đã có một cuộc tranh luận công khai gay gắt ở Hungary về việc nên làm gì với những bức tượng và đài kỉ niệm tôn vinh văn hóa tư tưởng và chính trị của hệ thống chủ nghĩa cộng sản. Phản ứng đầu tiên của phần lớn người Hungary là muốn phá bỏ những dấu ấn của chế độ chuyên chế không được ủng hộ. Mọi người đồng ý rộng rãi rằng những tác phẩm đã được đặt ở những quảng trường và thành phố bởi một hệ thống đàn áp của chủ nghĩa Stalin đi ngược lại với mong muốn của người dân Hungary.

Tuy nhiên những chính sách bài trừ tôn giáo cực đoan có thể gây ra những xung đột mới và những đứt gãy xã hội trong lòng xã hội Hungary. Do đó, Hội đồng Budapest cuối cùng đã cho phép mỗi quận của Budapest tự quyết định số phận của những bức tượng trong quyền hạn của họ. Khi ý tưởng về một “Công viên tượng” được lần đầu thông qua, cả nhóm cánh tả- cánh hữu đều biểu tình và không có bất kỳ quận nào của Budapest tình nguyện cung cấp đất cho những bức tượng đó. Cuối cùng, Tétényi, một khu quân sự cũ tọa lạc ở rìa xa nhất của quận 22 của thành phố được lựa chọn cho phần lớn những bức tượng chính. Tháng 7 năm 1993, hai năm sau sự rút quân của Liên Xô, vùng đất nay thuộc về Bộ Quốc Phòng Hungary đã khánh thành một bảo tàng công cộng ngoài trời. Vị trí mới của những đài kỉ niệm thời kì Xô Viết, tuy nhiên, đã ẩn chứa cả sự khinh thị chính trị cho chế độ cũ và khao khát giới hạn 42 bức tượng mang đầy tính chính trị vào một khu vực nhỏ bé, nơi đã thấm đẫm cảm xúc hệ tư tưởng gần như là một truyện tranh hay kitsch.

Peter Meusburger, Michael Heffernan và Edgar Wunder

Người dịch: Linh Phamvu

Previous article

[T01.2] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 1)

Next article

[S01.1] Non-religious Spiritual space for social cohesion in Vietnam