Skip to content

[T01.3] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 2)

Written by

Linh Phamvu

Chủ nghĩa phát xít ở Italy đã mở một khu tưởng niệm chiến tranh ở khu vực Nam Tyrol (ví dụ như gần Mals ở Vinschgau và ở thung lũng Eisack gần Bozen) để chứng mình cho các người dân địa phương ở đây rằng họ đã bị chiếm đóng trong chiến tranh, ngay cả khi không bất kỳ một hành động quân sự nào thực sự diễn ra ở khu vực đó trong Chiến tranh Thế giới lần 1. Bằng cách đề tên của những quân nhân đã “hy sinh” trong cuộc chiến lên bề mặt của những ngôi mộ tưởng niệm này, chế độ này đã cố tình đưa ra một sự công nhận và thừa nhận với vùng đất đó và ẩn ý rằng máu của các quân nhân Italy đã đổ ra trong một cuộc tranh chấp quốc gia ở chính địa danh trên. Những ngày sinh bị xóa bỏ để ngăn không cho những người quan sát truy tìm tính chân thật của những tuyên bố này. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý rằng, những thể chế dân chủ cũng cố gắng che dấu vết tích của hành động của họ. Người ta nói rằng Quốc hội Mỹ đã đồng ý san bằng nhà tù Abu Ghraib ở Iraq vào tháng Năm 2004 và thay thế nó bằng một tòa nhà mới.

Định vị kí ức

Tác động của một công trình kỷ niệm lên cảm xúc hoặc quá trình nhận thức phụ thuộc không chỉ vào hình thức nghệ thuật của nó hay kiến thức có sẵn của người quan sát mà còn là sự nổi trội mang tính biểu tượng của vị trí đó và môi trường hay những sắp đặt kiến trúc nơi mà nó được đặt để. Thông điệp được gửi gắm của một khu tưởng niệm có thể thay đổi hoàn toàn, hay thậm chí bị đảo ngược nếu những sắp đặt môi trường (environmental setting) được thay thế, ví dụ như bằng việc kéo gần khoảng cách với một đài tưởng niệm mang một thông điệp khác vừa bị xóa bỏ hay bằng việc di dời đài tưởng niệm gốc.

Những nhà thiết kế đài kỷ niệm thường phải đối mặt với vấn đề về thông điệp tuyên truyền mà họ gửi gắm bị thay đổi theo thời gian. Một ví dụ điển hình là đài kỷ niệm cho sự kiện “ Giải phóng Budapest của Liên bang Xô Viết” ở Szabadság tér, Budapest, nằm đối diện trực tiếp với tòa đại sứ Hoa Kỳ. Chính phủ Hungary hậu cộng sản đã chính thức công nhận rằng đài kỷ niệm Xô Viết này không nên bị di dời, nhưng đồng thời nó vẫn là một chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng dân cư địa phương và bị phá hoại nhiều lần. Những trường hợp này đòi hỏi một kết cấu được rào lại bên trong các hàng rào bảo vệ và thỉnh thoảng triển khai canh gác ở đó. Rõ ràng là những giải pháp này đã làm suy yếu đi thông điệp gốc, thứ mà sau này càng bị xói mòn vì bị che chắn khỏi tầm nhìn so với một đài kỷ niệm mới vinh danh Imre Nagy, thủ lĩnh của phong trào cách mạng 1956, người đã bị xử tử bởi chế độ cộng sản. Tấm lưng của Nagy xoay về phía đài kỉ niệm Xô Viết, nhìn về phía hai biểu tượng của phong trào giải phóng, tòa nghị viện Hungary và quảng trường Kossuth, nơi diễn ra những cuộc biểu tình quy mô rất lớn năm 1956 và 1989 để đòi hỏi thêm quyền tự do và dân chủ, đồng thời cũng là nơi những cảnh sát chìm đã bắn vào những người biểu tình Hungary năm 1956.

Previous article

[T01.2] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 1)

Next article

[S01.1] Non-religious Spiritual space for social cohesion in Vietnam