Skip to content

[T01.3] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 2)

Written by

Linh Phamvu

Tầm quan trọng của việc kiểm soát hình tượng và biểu tượng của các không gian công cộng là nguyên nhân chính giải thích vì sao sự đạp đổ một đế chế hay một thể chế chính trị hay sự xâm chiếm của một vùng lãnh địa mới thì gần như luôn luôn đi chung với sự xóa sổ có chủ đích những biểu tượng và hình tượng gắn liền với hệ thống cũ và sự tạo ra những cái mới thay thế ở tại vị trí đó.

Một người có thể diễn dịch toàn bộ cảnh quan văn hóa của châu Âu trên góc độ của những chu kì được thúc đẩy bởi chính trị của những sự phá hủy hay làm mới mang tính sáng tạo này, một quá trình có liên quan đến các công trình tưởng niệm, tượng đài, bảo tàng và các hình thức khác của môi trường xây dựng. Việc đặt ra những tên đường và nơi chốn mới, sự phá hủy các công trình kỷ niệm và cảnh quan, thậm chí việc khai quật những nghĩa trang của những cộng đồng bị ép rời đi hoặc bị sát hại đã và đang là một phần của những nỗ lực có tính hệ thống để tiêu hủy hoàn toàn một số sự thật cụ thể khỏi kí ức của các thế hệ tương lai.

Phần lớn các hệ thống chuyên chế sử dụng các ngôi mô vô danh tập thể để chôn giấu những nhà bất đồng chính kiến (dissidents) bị xử tử hoặc những đối tượng bị giết hại trong quá trình thanh tẩy chủng tộc (ethnic cleansing). Những người bị giết hại bị tước bỏ tên và nhận dạng. Những nấm mồ được chôn cất của họ bị giữ kín để ngăn không cho những địa danh này trở thành những khu tưởng niệm trong tương lai. Thực tế, các thể chế không cần đến những cái chết như thế này góp công trong việc tạo ra những bí ẩn về những quá khứ hay hiện tại lịch sử chưa được ghi chép.

Previous article

[T01.2] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 1)

Next article

[S01.1] Non-religious Spiritual space for social cohesion in Vietnam