Skip to content

[T01.3] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 2)

Written by

Linh Phamvu

Bởi vì không gian thì không đồng nhất về mặt công năng và ý nghĩa đại diện, và bởi vì trật tự không gian và sự sắp đặt không gian hiển nhiên biểu hiện các sự phân cấp, cho nên các thể chế chính trị và các tầng lớp tinh hoa cố gắng sự kiểm soát sự phân phối của những hình ảnh biểu trưng ở những không gian công cộng. Một vài không gian thì khá rõ ràng, nổi tiếng, phổ biến hoặc mang tính biểu tượng nổi bật hơn các không gian khác.

Để cho hiệu quả, những thiết bị ghi nhớ (mnemonic device) cần phải được thiết kế đặc biệt và bố trí có chủ đích để định hướng sự chú ý của cộng đồng đến một số sự kiện và sự diễn dịch cụ thể. Đặc biệt quan trọng, chúng còn giúp ngăn ngừa các thế hệ tương lai khỏi sự ý thức về một số sự kiện lịch sự có chọn lọc. Do đó tất cả các khu tưởng niệm vừa để ghi nhớ và cũng đồng thời để lãng quên.

Cơ hội và khả năng để thu hút sự chú ý của cộng đồng về những vấn đề cụ thể, con người, đối tượng, sự kiện lịch sử hoặc nơi chốn và để làm trệch hướng của nó khỏi những thứ khác là một trong những công cụ cơ bản nhất của quyền lực quốc gia. Giống như một phân cảnh sân khấu được thiết kế tốt, một khu vực tưởng niệm thành công thường chỉ nhấn vào một số phần cụ thể của khung cảnh, bỏ lại một vài diễn viên và các sự kiện trong sự mơ hồ. Những lễ kỉ niệm 50 năm (Jubilee celebrations) và các nghi thức của sự dọa dẫm được biểu diễn ở các vị trí công cộng chính với mục đích gây ấn tượng với mọi người, đạt được sự thanh tẩy tập thể (collective catharsis), chứng minh sự ưu việt của một ý tưởng chính trị được lựa chọn, tiết lộ sự bất lực của những cá nhân hoặc nhóm, khơi gợi cảm xúc được ưu ái với những đối tượng đương quyền.

Sau khi chiếm đóng Hungary năm 1945, lực lượng Xô Viết đã chọn hai địa điểm cho những đài tưởng niệm quan trọng của họ ở Budapest là đồi Gellert (thành lũy) và Szabadsag ter (quảng trường tự do). Đối với mỗi một người Hungary ghi nhớ về lịch sử, chúng đã (và luôn là) những biểu tượng đầy sức mạnh của sự đàn áp mà họ đã trải qua trong giai đoạn Habsburg. Bức tượng người lính Xô Viết cầm cờ ở đỉnh đồi Gellert đại diện cho quyền lực, hệ tư tưởng và sự tự tin vào bản thân của một thể chế cộng sản mới và có thể được quan sát từ mọi vị trí trọng yếu thuận lợi suốt dọc toàn thành phố. Szabadság tér, quảng trường trọng yếu nhất tọa lạc ở khu trung tâm của quận thứ 5, là trung tâm truyền thống của sức mạnh chính trị và kinh tế của Hungary.

Previous article

[T01.2] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 1)

Next article

[S01.1] Non-religious Spiritual space for social cohesion in Vietnam