Skip to content

[T01.3] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 2)

Written by

Linh Phamvu

Lời mở đầu: Câu chuyện marketing của Nestlé Nhật Bản trong những năm 1970 và bí quyết dẫn đến sự thành công của thương hiệu này thông qua việc ‘tái tạo’ kí ức văn hóa như một công cụ marketing vô thức trong lòng xã hội Nhật Bản.

Phần 1: Ngôn ngữ hay Hình ảnh?– Phân tích về sự khác biệt và sức mạnh lưu trữ kí ức của hai công cụ phổ biến (chữ viết và hình ảnh), trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của hình ảnh trong việc điều khiển, tuyên truyền và tái tạo kí ức tập thể.

Phần 2: Kí ức và Không gian công cộng– Giải thích mối liên hệ giữa kí ức văn hóa và kí ức về nơi chốn và đặc biệt, phân tích mối liên kết chặt chẽ giữa các không gian văn hóa công cộng đến kí ức văn hóa tập thể dưới sự chi phối và tác động của các yếu tố chính trị.


Phần 2: Sức mạnh, kí ức và không gian công cộng

Kí ức về các sự kiện và các đối tượng lịch sử có thể được giữ sống động nhờ vào sự lập lại đều đặn của quá trình tưởng niệm và thông qua việc xây dựng các đài kỉ niệm, bảo tàng, lễ diễu hành, nghi thức, tên đường, tranh graffiti và các bức tranh tường. Sự quan sát này liên hệ chặt chẽ với tâm lý học thần kinh (neuropsychology) và nó cũng dạy chúng ta rằng kí ức của những sự kiện thì hòa quyện với kí ức về nơi chốn, một sự gắn kết giúp giải thích rộng ra tại sao phần lớn các phương tiện ghi nhớ (mnemonic device) thì gắn liền với nơi chốn, không gian và các biểu hiện không gian (spatial signifier).

Mối quan hệ giữa kí ức, hình ảnh- như một dạng kí ức được mã hóa và không gian được cấu trúc đã được công nhận trong thế giới cổ đại thông qua khái niệm ars memorativa (A. Assmann, 2009, pp. 158–162, 298–339), ở đó các phương tiện ghi nhớ được dựa trên sự lặp lại (repitition), nhịp điệu (rhythm), điểm quy chiếu (reference point) và trật tự không gian (spatial ordering) (Poirion & Angelo, 1999, p. 37). Như Fiedler và Juslin (2006) đã lưu ý “Ngay cả người thông minh cũng không quá giỏi với những công việc về siêu nhận thức (metacognitive) của việc điều khiển và chỉnh sửa quy trình lấy mẫu (sampling process). Họ thông thường sử dụng những thông tin của họ như một thói quen và hiếm khi thắc mắc liệu rằng mẫu của họ có cần phải chỉnh sửa không” (p.13). Connerton (1989) và Wright (2006) cho rằng thay vì quá trình ghi nhớ của xã hội đòi hỏi một sự thực hành tưởng nhớ về mặt thân xác (a bodily practice of commemoration), thông thường là dưới hình thức biểu diễn mang tính nghi lễ (ritualized performance). Những tòa nhà, quảng trường, tượng đài và tên đường “hỗ trợ cho các hoạt động tưởng niệm bằng cách tái sản xuất và sản xuất các mối quan hệ xã hội” (Wright, 2006, p. 50). Những buổi biểu diễn và các nghi thức lặp đi lặp lại cấu thành nên ý nghĩa của nơi chốn (place), và đồng thời, đem lại ý nghĩa và cấu trúc cho hành động đó (Maran, 2006, p. 13). Những nghi lễ gắn liền với nơi chốn (place-bound ritual) và các hiện vật văn hóa (cultural artifacts) giúp làm mới những sự liên kết và hệ thống kiến thức về lịch sử, củng cố chúng trong phần nhận thức và tiềm thức trí não.

Previous article

[T01.2] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 1)

Next article

[S01.1] Non-religious Spiritual space for social cohesion in Vietnam