Skip to content

[T01.2] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 1)

Written by

Linh Phamvu

A.Assmann (2009, pp. 138–142) đã ứng dụng sự khác biệt này vào Funktionsgedächtnis (functional memory- kí ức chức năng) và Speichergedächtnis (storage memory- kí ức lưu trữ). Trong đó ông cho rằng hình ảnh thì phục vụ cho loại kí ức đầu và chữ viết phục vụ cho loại kí ức sau. Kí ức chức năng vận hành như một dạng chính thống (legitimation), phi chính thống (delegitimation) và khác biệt. Dạng kí ức này có tiềm năng chính trị giúp hỗ trợ cho cả kí ức chính thức của những phần được kích hoạt và phần kí ức đối trọng bị mang tính phản kháng nhưng bị kìm nén. Hình thái này của kí ức cung cấp thông tin về phả hệ và sự lưỡng phân về đạo đức (moral dichotomy) và đòi hỏi một sự biểu hiện và đại diện ở không gian công cộng. Kí ức lưu trữ, ngược lại, có quyền lực văn hóa lâu dài, thì ít bị ảnh hưởng bởi sự cưỡng chế, cũng phản ứng chậm hơn với những lợi ích chính trị tức thời. Ranh giới giữa kí ức chức năng và kí ức lưu trữ thì có thể thẩm thấu qua được. Và hiển nhiên, phần kí ức sau (kí ức lưu trữ) có khả năng chuyển đổi thành phần kí ức trước hoặc có tác động tới nó. Trong khi kí ức chức năng liên kết với những mối quan hệ sức mạnh có sẵn thì kí ức lưu trữ phụ thuộc vào những cơ quan như thư viện, kho lưu trữ, trường đại học và bảo tàng, nơi nó được lưu trữ và bảo tồn và cuối cùng được khôi phục.

(còn tiếp)

Previous article

[T01.1] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế

Next article

[T01.3] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 2)