Skip to content

[T01.2] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 1)

Written by

Linh Phamvu

Tuy nhiên những ý kiến này không có nghĩa là chữ viết là một hệ thống kí ức kém quan trọng hơn về tổng thể so với hình ảnh. Chữ viết thực ra có chức năng và nhiệm vụ khác so với hình ảnh. Phần thị giác và không gian thì dễ bị chi phối trong việc lôi kéo và trong các tuyên truyền đơn giản hơn là chữ viết. Một đài tưởng niệm, nhờ vào vị trí đặc biệt của nó trong không gian công cộng, trở thành một yếu tố của một cảnh quan trộng lớn hơn- cảnh quan của “thị giác… đối tượng vật chất được giới lãnh đạo tín nhiệm” (Rowlands, 1993, p. 142). Nó có thể gửi đến thông điệp gốc hay thông điệp được cài cắm vào bất cứ khi nào nó trở thành trung tâm của sự chú ý, mặc dù khả năng này thì phụ thuộc vào sự tái diễn thường xuyên (regular reenactments). Như một nhận định nổi tiếng của Robert Musil, những đài tưởng niệm thường bị quên lãng một cách kì lạ nếu con người hoặc sự kiện gắn liền với nó không còn cộng hưởng được với những mối bận tâm về văn hóa hoặc chính trị đương thời (Musil, 1987). Thực sự phần lớn các đài tưởng niệm, tượng, hoặc những công trình kiến trúc mang tính chính trị cuối cùng sẽ sụp đổ hoặc chỉ tồn tại như một huyền thoại lịch sử được bảo tồn của một thời đại xa xưa, khi mà giá trị và cảm xúc của nó được truyền cho hiện tại một thông điệp không rõ ràng.

Ngược lại, chữ viết khi được lưu giữ trong thư viện hoặc kho chứa thì sẽ không có ảnh hưởng ngay lập tức lên cộng đồng như một công trình tưởng niệm và chúng có thể bị lãng quên trong hàng thập kỉ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chữ viết mất đi nghĩa giá trị của mình xét về mặt lâu dài. Hơn thế nữa, những bản chữ viết in thường có rất nhiều bản sao, do đó, ngay cả khi bị tiêu hủy hoặc che giấu vào một chỗ, chúng sẽ vẫn tồn tại tại những địa điểm khác nhau. Chữ viết nhìn chung mang giá trị lưu trữ lâu dài về mặt văn hóa. Ví dụ như những gì được dự đoán trong thời Ai Cập cổ, khi mà tầng lớp quý tộc chính trị đã được thuyết phục rằng những tài liệu viết tay, như một huyền thoại chủ chốt về nền văn minh của họ, sẽ tồn tại lâu hơn những công trình xây dựng họ xây nên (A. Assmann, 1996, p. 124). Mặc dù sách thì dễ bị tiêu hủy hơn các công trình xây dựng, số lượng to lớn của chúng đã cho thấy một giải pháp tối ưu hơn về sự vĩnh cửu giúp chống lại sự tàn phá của thời gian (A. Assmann, 2009, pp. 190–197; Míšková, 2005, p. 237). Thực sự, hành động ghi chép thì không chỉ đơn thuần là ghi lại và lưu giữ. Những ghi chú của Gadamer (1960) và A. Assmann (1996) cho rằng chữ viết có “khả năng thần kì để không chỉ lưu giữ mà còn tạo ra” (p. 125) và đó:

“trong quá trình vật chất của việc chuyển giao văn hóa, chữ viết chỉ có một trạng thái đơn nhất. Những phần còn lại và tàn tích của quá khứ, của những tòa nhà, của công cụ, những vật dụng của những lăng mộ- tất cả chúng đều bị rung lắc và xói mòn bởi những cơn bão của thời gian. Thế nhưng, chữ viết, nếu có thể được giải mã và đọc, thì lại chứa đựng một tinh thần thuần khiết và tinh thần đó có thể giao tiếp với chúng ta trong một hiện thực mãi mãi (an eternal presence). Nghệ thuật đọc và hiểu chữ viết giống như một thứ nghệ thuật đầy ma thuật, một nơi mà không gian và thời gian được ngưng đọng. Khả năng đọc hiểu những điều được truyền đạt giúp chúng ta tham dự vào và hoàn thành một hiện thực tinh khiết của quá khứ (the pure presence of the past) (Gadamer, 1960, p. 156; dịch bởi A. Assmann, 1996, p. 126)..

Previous article

[T01.1] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế

Next article

[T01.3] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 2)