Skip to content

[T01.2] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 1)

Written by

Linh Phamvu

Theo Merikle (2000), “nhận thức tiềm thức (subliminal perception) xuất hiện mỗi khi chất kích thích (stimuli) nằm bên dưới ngưỡng kích thích dưới (limen) của sự nhận thức, thứ được cho là tác động lên suy nghĩ, cảm xúc, hành động… Khái niệm này đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi để mô tả bất kì một tình huống mà ở đó, chất kích thích bị bỏ qua (unnoticed stimuli) được ý thức” (p. 497). Những thí nghiệm tâm lý học liên quan đến những đối tượng đang trong tình trạng gây mê đã cho thấy những thông tin được ghi nhận một cách vô thức có thể tồn tại trong kí ức một thời gian tương đối. Kết quả này cho thấy “sự nhận thức trong vô thức (unconscious perception) có thể có một tác động lâu dài nếu những thông tin được ghi nhận có liên quan đến cá nhân và có ý nghĩa với cá nhân đó” (Merikle & Daneman, 1998, p. 16).  Reber (1993) thậm chí cho rằng việc học thụ động (implicit learning) là

“việc hấp thụ kiến thức diễn ra phần lớn độc lập với những nỗ lực học hành có ý thức và xảy ra đa số trong sự vắng mặt của những kiến thức trực diện về thứ thu được” (p.5).

Nhận định này đã được chứng thực bởi Merikle và Daneman (1998) thông qua hàng loạt các thí nghiệm tâm lý học về việc học thụ động. Qua đó, cho thấy bằng cách nào mà con người có thể đạt được kiến thức phức tạp về thế giới mà không cần phải nỗ lực một cách có ý thức để làm việc đó.

Reber (1993, p. 18) cũng cho rằng quá trình nhận thức trong vô thức (unconscious cognitive process) này có khuynh hướng cấu thành những niềm tin vững chắc và nền tảng hơn là những niềm tin đến từ quá trình nhận thức chủ động. Khi nói đến những thí nghiệm về kí ức tiềm ẩn (implicit memory), Anderson (1983) đã phân biệt giữa “declarative knowledge- kiến thức tuyên bố”, kiến thức mang tính tự phản chiếu và biểu cảm với “procedural knowledge- kiến thức theo thủ tục”, kiến thức hứơng dẫn hành động và quá trình ra quyết định nhưng thông thường nằm bên ngoài phạm vi nhận thức.

Bây giờ, đã có rất nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy: Trên góc độ tiến hóa, những chức năng tiềm ẩn, không biểu lộ, chính thức và vô thức thì lâu dài và bền chặt hơn, ít phụ thuộc vào tuổi tác hơn là những chức năng lộ rõ, biểu hiện, tuyên bố hay có ý thức. Trẻ sơ sinh có khả năng học về môi trường xã hội, văn hóa, gia đình, vật lý và ngôn ngữ mà không cần đến sự hỗ trợ của các chiến lược về ý thức cho việc học (Reber, 1993, p. 97; Squire, 1986). Nghiên cứu về khoa học thần kinh cũng chứng mình rằng những kí hiệu quang học, thị giác được giải mã ở những khu vực khác nhau trong não bộ và những lời đáp trả trong hạch hạnh nhân (amygdala) dường như đem đến một sự đánh giá nhanh chóng, đơn giản để giúp giải mã một cách vô thức nhưng hiệu quả về môi trường để từ đó, giúp cơ thể chuẩn bị cho một phản xạ, hành động tức thời (Cunningham, Johnson, Gatenby, Gore, & Banaji, 2003, p. 640).

Previous article

[T01.1] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế

Next article

[T01.3] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 2)