[T01.2] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 1)

Thứ ba, những hình ảnh thị giác có thể, dưới một số điều kiện nhất định, làm lu mờ (efface) hoặc lược giản (elide) ngôn ngữ và những rào cản văn hóa (cultural barrior). Nhờ đó, ý nghĩa và thông điệp có thể được tryền đạt trong cộng đồng mà không bị giới hạn bởi khả năng đọc hiểu chữ viết của họ.
Tuy nhiên, trong một bối cảnh khác, những biểu tượng thị giác như cờ hiệu, hình graffity, tranh tường có thể thực hiện điều ngược lại, rạch ra ranh giới, tuyên bố chủ quyền lên những không gian phân chia, khẳng định quyền lực lên một số câu chuyện và những sự diễn giải nhất định lên một số lĩnh vực (arena) bị cấm. Chính sự linh hoạt này đã dẫn dắt trực tiếp đến lý do thứ tư cho sức mạnh của hình ảnh trong việc định hình (mold) nhận thức tập thể. Chúng có thể khiến những thứ bị ẩn giấu trở nên hữu hình theo một cách tượng trưng.
Hình ảnh thì đặc biệt phù hợp để khắc họa nên những ý tưởng trừu tượng như thần linh, linh hồn, danh vọng hay thậm chí là những lý tưởng được khao khát, sự cống hiến và những cảm xúc như lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, sự can đảm, sức mạnh, sự cao quý, hạnh phúc, bi kịch, sự xúc động và nỗi đau. Như Klein (2000, p. 132) đã chỉ ra: ý nghĩa đầu tiên của kí ức nằm ở “sự thống nhất của những sự vật thực tế (material object) và hiện tại cao quý (divine presence)”. Kokosalakis (2001) đưa ra một nhắc nhở tương tự: “Thông qua các biểu tượng, vật chất trở thành tinh thần và tinh thần trở thành kinh nghiệm và sau đó được giao tiếp dưới một hình dạng hữu hình” (p. 15354).