Skip to content

[T01.2] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 1)

Written by

Linh Phamvu

Chữ viết hay Hình ảnh?

Tất cả các giác quan đều có thể tạo ra và khôi phục kí ức và nó được đề xuất để thảo luận: liệu chữ viết hay hình ảnh đóng quan trọng hơn trong việc tạo ra kí ức và ngược lại (A. Assmann, 2009, pp. 179–240; J. Assmann, 1992, 1995). Mặc dù chữ viết thường có nhiều ảnh hưởng hơn trong chức năng đó, phân tích có thể chỉ rõ rằng những lĩnh vực về hình ảnh và không gian đóng vai trò quyết định trong “ngành công nghiệp kí ức” (memory industry), những tuyên truyền chính trị và sự chi phối của kí ức tập thể. Nhưng tại sao hình ảnh lại phù hợp hơn để chi phối ý thức cộng đồng hơn là những chữ viết tinh tế và phức tạp? Một giải thích cho rằng khả năng nhận thức và diễn giải những biểu tượng và dấu hiệu như vết chân đã có được từ rất sớm trong quá trình tiến hóa của loài người hơn là chữ viết hay khả năng đọc chữ (Liebenberg, 1990). Vào những giai đoạn đầu của lịch sử loài người, việc tồn tại dựa vào kỹ năng trinh thám để nắm bắt tình hình, diễn giải hình dạng của không gian và màu sắc, đánh giá và chấp nhận rủi ro từ hành động của người khác, ngôn ngữ cơ thể của loài vật và màu sắc của thực vật.

Lý do thứ hai cho tính ưu việt của hình ảnh là khi nó được sử dụng để điều khiển nhận thức của quần chúng (manipulating the public perception): những hình ảnh có thể truyền đạt cùng lúc nhiều hình thức thông tin đa dạng hơn so với ngôn ngữ nói và viết, thứ mà chỉ có thể truyền thông tin theo chiều thẳng (linearly) hoặc theo chuỗi (sequentially). Mặc dù những khẩu hiểu mang tính chính trị có thể đạt được một hiệu quả tương đương so với một hình ảnh thị giác, con người thường sẽ mất nhiều thời gian hơn để đọc chữ (nhận thức có cân nhắc– deliberate cognition) so với việc nắm bắt và diễn dịch ý nghĩa của một biểu tượng hay một hình ảnh (nhận thức tự động– automatic cognition). Quảng cáo, tuyên truyền và thiết kế của những công trình tưởng niệm đều “tập trung phần lớn và vô điều kiện vào phần nhận thức tự động, thứ phụ thuộc rất nhiều và một cách vô thức vào lược đồ (schemata) văn hóa hiện hành. Đó là những cấu trúc kiến thức đại diện cho những đối tượng hoặc những sự kiện và đồng thời cung cấp một sự mặc định (default assumption) về đặc tính, mối quan hệ, sự kế thừa dựa trên những dữ liệu chưa hoàn thiện” (DiMaggio, 1997, p. 269). Những lược đồ này chính là đại diện cho kiến thức và cũng đồng thời là cơ chế để đơn giản hóa sự nhận thức và quy trình thu nhận thông tin.

Previous article

[T01.1] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế

Next article

[T01.3] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 2)