Skip to content

[T01.2] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 1)

Written by

Linh Phamvu

Lời mở đầu: Câu chuyện marketing của Nestlé Nhật Bản trong những năm 1970 và bí quyết dẫn đến sự thành công của thương hiệu này thông qua việc ‘tái tạo’ kí ức văn hóa như một công cụ marketing vô thức trong lòng xã hội Nhật Bản.

Phần 1Chữ viết hay Hình ảnh, phân tích về sự khác biệt và sức mạnh lưu trữ kí ức của hai công cụ phổ biến (chữ viết và hình ảnh), trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của hình ảnh trong việc điều khiển, tuyên truyền và tái tạo kí ức tập thể.

Phần 2: Kí ức và Không gian công cộng– Giải thích mối liên hệ giữa kí ức văn hóa và kí ức về nơi chốn và đặc biệt, phân tích mối liên kết chặt chẽ giữa các không gian văn hóa công cộng đến kí ức văn hóa tập thể dưới sự chi phối và tác động của các yếu tố chính trị.


Phần 1

Từ những năm 1980, kí ức văn hóa tập thể (collective cultural memories) đã đánh thức sự chú ý của cả quần chúng nhân dân lẫn giới nghiên cứu và trở thành một hiện tượng toàn cầu mang tính sâu sắc và cũng đầy mâu thuẫn ở một mức độ nào đó. Kí ức là một dạng của ý thức tạm thời, liên kết trực tiếp với những xã hội mang tính truyền thống và phi công nghiệp hơn là với một thế giới toàn cầu hóa, luôn chuyển động và mất gốc ngày (deracinated world) nay, một thế giới mà trông có vẻ như đang trôi dạt vô định khỏi tất cả những bến bờ lịch sử, đứt rời khỏi những thế hệ và giai đoạn đi trước. Sự trỗi dậy của thời kì tự chủ hậu hiện đại, hậu thuộc địa và xã hội đa văn hóa dường như đang làm hồi sinh kí ức như một lực đẩy xã hội, văn hóa và chính trị đầy thách thức. Có thể nói rằng những kí ức này đang phủ nhận công khai những truyền thuyết hiện có và những diễn ngôn lịch sử (historical narrative) vốn giúp định hình và tạo nên ý nghĩa cho bản sắc quốc gia và các đế chế. Xu hướng này, bắt đầu được lan rộng nhờ vào việc gỡ bỏ lệnh kiểm duyệt và những áp lực chính trị vốn được áp dụng ở cả phương “Đông” và phương “Tây” trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh. Đồng thời, từ giữa những năm 1990, Internet- nguồn thông tin có sẵn trong môi trường thế giới toàn cầu, cũng đang giúp đẩy nhanh xu hướng này. Việc khám phá những câu chuyện lịch sử của những cộng đồng yếm thế, vốn đã từng bị lãng quên vì lý do sắc tộc, tôn giáo, giới tính hay tính dục, ngày nay lại trở thành đề tài chính trong các chất vấn về lịch sử. Điều này một phần được truyền cảm hứng từ một xu hướng đang nổi- “chính trị của sự nuối tiếc” (politics of regret) (Olick & Robbins, 1998, p. 107), nhưng cũng đồng thời bởi khao khát thiết lập một sự chính thống về mặt lịch sử cũng như chiều sâu cho những tổ chức xã hội, văn hóa, chính trị mới được xác lập. Sự thay đổi này đòi hỏi một mức độ cao hơn trong hệ thống phân tích của nhiều dạng thức khác nhau của những bằng chứng phi chữ viết (nontextual), từ những lời kể truyền miệng cho đến rất nhiều phương pháp phi ngôn ngữ (nonwritten way) giúp các cá nhân thuộc đa thế hệ và những kí ức tập thể được kết nối lại với nhau.

Dự án là một nỗ lực đa ngành sâu sắc dù rằng mỗi chuyên ngành xét trên khía cạnh không gian, nơi chốn, phong cảnh và địa lý đều đã rất nổi bật. Như nhà xã hội học Maurice Halbwachs (1950/1980) đã quan sát hơn một nửa thập kỉ qua, kí ức tập thể (collective memory) đã “được khai mở trong bối cảnh không gian” (p. 140) và chỉ có thể giải thích được thông qua việc chất vấn bằng cách nào mà quá khứ “được lưu giữ trong những vật thể vật lý xung quanh”(p. 140). Ông đã liên hệ môi trường xây dựng như một nơi chứa đựng của những kí ức tập thể trong ý thức và cả vô thức, nhưng lập luận quan trọng hơn của ông là

bản chất không gian cốt lõi của kí ức (the intrinsic spatiality of memory) có thể được khám phá thông qua các thói quen, các hoạt động và các luật lệ về mặt văn hóa và xã hội. Điều này giúp củng cố hoặc thử thách những kí ức tập thể vốn gắn liền với những cảnh quan vật lý, thói quen- đây cũng là nơi khởi nguồn của những sự gắn kết cốt lõi về mặt cảm xúc, giúp liên kết các cộng đồng với môi trường sống của chính họ.

Previous article

[T01.1] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế

Next article

[T01.3] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 2)