Skip to content

Là “học” hay “làm” Tiến sĩ?

Written by

Linh Phamvu

Tuy nhiên, việc đột ngột có quá nhiều quyền tự quyết trong tay đồng nghĩa với việc tôi phải từ bỏ hoàn toàn các thói quen sinh hoạt cũ (thời còn đi làm toàn thời gian) để xây dựng lại cho mình một quy trình làm việc, sinh hoạt hoàn toàn mới. Thêm nữa, ở UCL, mỗi nghiên cứu sinh không chỉ có trách nhiệm với nghiên cứu cá nhân của mình và supervisor mà còn phải đáp ứng một loạt các yêu cầu về đào tạo kĩ năng, năng lực chuyên môn đến từ các cấp độ quản lý khác nhau từ school, faculty và university.

Tôi vẫn còn nhớ hôm đầu tiên khi đáp máy bay xuống London khoảng 7.30 pm, tôi được cậu bạn người Hong Kong đón ở sân bay Heathrow. Vì chưa tìm được chỗ ở nên tôi phải ở ké nhà cậu ấy mấy tuần đầu. Cậu bạn đón tôi với một khuôn mặt hớn hở, bảo rằng sẽ chẳng bao giờ nghĩ chúng tôi sẽ gặp lại nhau trong hoàn cảnh này (cậu bạn tôi dù đã sống ở UK hơn 10 năm, có quốc tịch Anh và đã mua được nhà ở London nhưng vẫn chịu sự quản lý “từ xa” của bố mẹ ở Hong Kong. Và nếu hai cụ ở quê nhà biết được cậu ấy sống chung nhà với một đứa con gái khác thì các cụ sẽ tra hỏi vặn vẹo cậu ấy đến phát điên lên mất LOL). Và khi biết được lịch làm việc của tôi chính thức bắt đầu vào 9.30am hôm sau, anh chàng trố mắt ra ngạc nhiên. Khi phát hiện ra chúng tôi mất gần 3 tiếng chỉ để di chuyển từ sân bay về đến nhà bạn tôi ở zone 6 bằng tàu điện (tube), tôi mới hiểu vì sao cậu bạn lại trao cho tôi cái nhìn đầy “thương cảm” khi nghe về lịch trình dày đặc của tôi cho ngày hôm sau.

Buổi gặp đầu tiên của tôi với thầy hướng dẫn vào sáng hôm sau diễn ra trong 3 tiếng liên tục, đó là lúc tôi bắt đầu lờ mờ nhận ra cái vòng xoáy áp lực đang chờ sẵn tôi. Tuần đầu tiên, ngoài những email liên quan trực tiếp đến supervisor và các môn học tôi cần audit, tôi còn bị phủ đầu bởi một loạt các phần mềm, ứng dụng cần học để tham gia vào hệ thống quản lý của UCL (uni càng lớn thì hệ thống quản lý càng phân tầng và phức tạp) và gần 30 emails mỗi tuần về những events, seminars, training courses mà tôi cần phải tham gia đến từ đủ cấp độ quản lý (school, faculty, university) mà thú thật là tôi không tài nào phân biệt được ở thời điểm đó. Đây là lúc mà tôi nhận ra việc quay trở lại academia với tư cách là nghiên cứu sinh không chỉ đơn giản là để “học” như tôi vẫn tưởng tượng. Khác với thời sinh viên học undergrad hay postgrad, việc hiểu được các tầng lớp quản lý và cấu trúc các khoa của trường đại học là rất cần thiết để tôi hệ thống và phân loại được tất cả các email, thông tin và yêu cầu, từ đó chọn lọc và quyết định xem những sự kiện nào cần tham gia, nên tham gia và có thể bỏ qua. Cũng nên nhấn mạnh rằng đây là một trong những thuận lợi rất lớn của việc học ở những trường top đầu, khi cơ hội cho bạn mở rộng kĩ năng mềm, kĩ năng nghiên cứu cá nhân, kiến thức, networking gần như là vô tận, kết hợp với áp lực chỉ tiêu hằng năm cho mỗi nghiên cứu sinh thì thuận lợi này là một cú thúc không hề nhẹ khiến thời gian biểu mỗi tuần của tôi gần như bị lấp kín.

Điều khiến trải nghiệm “mở màn” này trở nên đặc biệt thú vị và có giá trị là sẽ chẳng ai có trách nhiệm giải đáp hay cho bạn lời khuyên với tất cả những mớ bòng bong thứ cần làm, kiến thức phải dung nạp và thích nghi với môi trường mới cả, kể cả thầy hướng dẫn. Đây cũng có lẽ một trong những khác biệt khi bạn chọn con đường nghiên cứu theo đề tài cá nhân thay vì tham gia vào một đề tài nghiên cứu lớn có sẵn. Trong chương trình nghiên cứu của tôi, có khoảng tầm gần 10 nghiên cứu sinh và mỗi người đều làm việc với thời gian biểu hoàn toàn độc lập. Cơ hội hiếm hoi để chúng tôi gặp nhau là trên PhD studio hoặc các buổi ăn tối mừng các sự kiện đặc biệt. Ngay cả cậu bạn từ NYC nhập học cùng đợt với tôi (nhưng khác supervisor) cũng bị đang quay cuồng trong một vòng xoáy hoàn toàn độc lập khác.

Do đó, sáu tháng đầu tiên của tôi ở London là một chuỗi tiếp nối của vòng tròn thử và sai cả trong công việc lẫn đời sống cá nhân. Những thay đổi lớn này khiến cho cuộc sống của tôi bỗng dưng trở nên hỗn loạn nhiều bất an nhưng cũng đồng thời đem đến một cảm giác háo hức khi một chương mới trong cuộc sống đang dần được định hình…

Previous article

How Modernity Forgets

Next article

Interiority và Urban Interior