Skip to content

Là “học” hay “làm” Tiến sĩ?

Written by

Linh Phamvu

Vậy thì ở bậc PhD vẫn phải ngồi trên lớp học cơ mà? Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần làm rõ: Bản thân việc nghiên cứu PhD cũng có nhiều tính chất khác nhau, phụ thuộc phần lớn vào hướng nghiên cứu của bạn. Theo cách hiểu khái quát của tôi thì có thể chia làm 2 loại cơ bản sau:

  1. Đề tài nghiên cứu của bạn là một phần của một dự án nghiên cứu lớn hơn: đối với PhD dạng này, bản chất khá gần với việc đi làm (full-time job), có lương (salary) hoặc hỗ trợ về tài chính (funding) đến từ quỹ của dự án hoặc của supervisor.
  2. Đề tài nghiên cứu độc lập và do bản thân tự đề xuất: đây là kiểu PhD hay bị hiểu nhầm là “đi học” nhất vì bạn vẫn sẽ phải đóng học phí cho trường đại học và có quy định cụ thể về thời gian nghiên cứu. Hỗ trợ tài chính cho PhD dạng này thường đến từ học bổng của trường hoặc của các nguồn bên ngoài.

Việc lựa chọn hướng 1 hoặc 2 phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực và đề tài nghiên cứu của bạn. Quy trình đào tạo ở hai nhóm do đó cũng sẽ có nhiều khác biệt rất cơ bản. Cá nhân tôi đi theo hướng số 2 nên từ phần này trở đi, những kiến thức tôi cung cấp trong bài viết sẽ chỉ tập trung vào nhóm số 2 và áp dụng cho hệ thống đào tạo ở UK.

Quay trở lại câu hỏi đầu tiên, đúng là có khả năng là bạn sẽ phải audit một số môn học nhưng điều này là không bắt buộc cho tất cả mọi trường hợp và bản chất việc audit một môn học khác rất xa với việc lên lớp ngồi học như ở các bậc thấp hơn. Trong vài tháng đầu tiên, vì chưa có kinh nghiệm, tôi thường xuyên trong tình trạng căng thẳng khi chật vật tìm cách cân bằng giữa thời gian dành cho việc audit và cho nghiên cứu riêng của mình. Audit một ngành học hoàn toàn mới với khối lượng kiến thức khá lớn và tiến độ dồn dập (đây là lúc mà tôi cảm nhận rõ sự khác biệt và áp lực khi học ở trường top 1 với top 10, 15 hay 20) cộng với lịch họp khá dày đặc với supervisor khiến tôi thật sự choáng ngợp. May mắn rằng thầy hướng dẫn theo sát tôi khá kĩ, ngoài những lúc thảo luận về đề tài nghiên cứu, ông thường xuyên nhắc nhở tôi về thái độ trong việc thu nạp các kiến thức, phương pháp nghiên cứu mới: Cần phải học cách kiểm soát và sử dụng kiến thức một cách có chọn lọc như một công cụ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu cuối cùng của mình chứ đừng để bản thân bị nuốt chửng trong bể kiến thức mênh mông vô tận đó.

Và đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi trên: ở cấp độ PhD (cụ thể là ở UK), sẽ không ai “dạy” bạn bất cứ điều gì theo nghĩa đề ra một lộ trình để “ép” bạn đi theo hoặc cầm tay hướng dẫn bạn thực hiện một bài tập nào đó. Đổi lại bạn có toàn quyền tự chủ về thời gian và cách tiếp cận vấn đề, ngay cả thầy hướng dẫn cũng sẽ chỉ đưa ra các góp ý và đề xuất.

Đó là lý do mà việc ngồi trong lớp học với tư cách audit sẽ khác rất xa với việc ngồi học như một sinh viên vì mục đích của audit là quan sát, góp nhặt và chắt lọc những kiến thức cần thiết cho bản thân và do đó, về lý thuyết, sẽ không có bất kì một ràng buộc nào giữa bạn và môn học đó [2].


[2] Trên thực tế, việc bạn có tham gia vào một lớp học, dù thụ động, sẽ khiến bạn trở thành một phần của buổi học đó. Do đó, việc nên ứng xử với nội dung bài giảng, giáo viên và các sinh viên khác như thế nào tùy thuộc vào văn hóa ở môi trường bạn đang làm việc. Nhưng tôi cho rằng nên giữ thái độ tôn trọng cơ bản nhất (không đến trễ và hạn chế bỏ ngang giữa tiết học, không chiếm quá nhiều thời gian trao đổi của các sinh viên khác bằng cách đặt quá nhiều câu hỏi cá nhân, etc)

Previous article

How Modernity Forgets

Next article

Interiority và Urban Interior