Skip to content

Interiority và Urban Interior

Written by

Linh Phamvu

Trên thực tế, những đổi mới tư duy này đã và đang được áp dụng vào các chương trình giáo dục ở bậc cử nhân và thạc sĩ ở các nước như Mỹ, Úc, Thái Lan, UK, Ý, etc dưới hình thức các đồ án sinh viên. Ví dụ như đồ án Interior room: Urban room là đồ án kết hợp giữa sinh viên chuyên ngành interior design và urban planning ở University of Porstmouth- UK (Farrelly & Mitchell 2008), đồ án thiết kế Urban Room cho sinh viên interior design ở RMIT School of Architecture and Design- Australia, Global: Studio– một đồ án thiết kế liên ngành giúp sinh viên phân tích và so sánh khái niệm intertwined space trong urban environment ở các thành phố ở Mỹ và Trung Quốc (Marinic et al., 2021), hay như đồ án thiết kế cho sinh viên chuyên ngành Interior Architecture- DomestiCITY ở University of Technology Thonburi- Thái Lan. Tất cả những đồ án này đều có điểm chung là giúp phá vỡ những định kiến về tư duy không gian “truyền thống” của sinh viên, đặc biệt ngay từ những năm đầu tiên.

Đề bài của các đồ án thường đặt khái niệm interior vào urban environment và khuyến khích sinh viên tiếp cận bắt đầu từ việc tư duy sáng tạo về bản chất của các khái niệm không gian rồi từ đó tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu thực tế từ các hoạt động sinh hoạt văn hóa xã hội hằng ngày trước khi thảo luận về ý tưởng thiết kế.

Những assumption về interiority perspective trong built environment (vốn mang tính trực giác và suy đoán, chưa được kiểm định) là thứ khiến tôi luôn trầy trật và hoang mang về năng lực tư duy và kĩ năng chuyên môn của bản thân trong suốt thời gian học cử nhân ở đại học Kiến trúc TP.HCM và kể cả sau này khi tự mày mò viết research proposal để apply cho các chương trình Tiến sĩ về kiến trúc và đô thị của các trường Đại học trên thế giới. Thế nhưng khi nhận ra nó lại chính là một xu hướng đã và đang thành hình trên thế giới trong suốt hơn 50 năm qua, tôi tin rằng năng lực tư duy trừu tượng về các khái niệm rất cụ thể (ví dụ như không gian nội thất, không gian đô thị, không gian kiến trúc) là cầu nối quan trọng nhất giúp kết nối những khái niệm tưởng chừng như cách nhau rất xa này: interior design- collective memory- urban space.

Khi quyết định nghỉ việc, đa số mọi người xung quanh đều thắc mắc vì sao tôi lại muốn từ bỏ một công việc ổn định, lương cao, quay lại “điểm xuất phát” để làm nghiên cứu, một hoạt động “thiếu thực tế” và lại đầy áp lực. Câu hỏi này vốn dĩ đã phản ánh rất rõ một dạng tư duy đơn chiều phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng cần hiểu rõ rằng, đó chỉ là một trong số nhiều cách tư duy về cuộc sống mà con người có thể sử dụng. Nói cách khác, một thế giới vật lý tưởng chừng như rất hữu hạn (cuộc sống hằng ngày, kiến thức đã được phổ cập, etc) nhưng thật chất lại có thể được đào sâu và mở rộng đến vô cùng tận thông qua năng lực tư duy trừu tượng của con người. Ý thức được sự tồn tại vô tận của thế giới quan bên trong bộ não nhỏ bé của con người và nỗ lực để leo lên một vị trí đủ bao quát để nhìn rõ được vẻ đẹp phức tạp khôn cùng của cái hệ thống vô hình đang vận hành cuộc sống hằng ngày này là một thứ cảm giác hưng phấn rất khó tìm được trong dạng công việc “9 to 5”.


Tài liệu tham khảo:

Attiwill, S. (2011). Urban and Interior: Techniques for an urban interiorist. In R. U. Hinkel (Ed.), Urban interior: An informal explorations, interventions and occupations (pp. 11–24). Spurbuchverlag.

Crompton, A. (2001). The Fractal Nature of the Everyday Environment [Article]. Environment and Planning. B, Planning & Design., 28(2), 243–254. https://doi.org/10.1068/b2729

Crompton, A. (2005). How big is your city, really?

Hebbert, M. (2005). The Street as Locus of Collective Memory. Environment and Planning D: Society and Space, 23(4), 581–596. https://doi.org/10.1068/d55j

Leveratto, J. (2019). Urban Interiors: A Retroactive Investigation [Article]. Journal of Interior Design, 44(3), 161–171. https://doi.org/10.1111/joid.12153

Marinic, G., Radtke, R., & Luhan, G. (2021). Critical Spatial Practices: A Trans-scalar Study of Chinese Hutongs and American Alleyways [Article]. Interiority, 4(1), 27–42. https://doi.org/10.7454/in.v4i1.79

McCarthy, C. (2005). Toward a Definition of Interiority [Article]. Space and Culture, 8(2), 112–125. https://doi.org/10.1177/1206331205275020

Previous article

Là “học” hay “làm” Tiến sĩ?

Next article

[R09.1] Space Syntax và Bảo Tồn Đô Thị