Interiority và Urban Interior
Urban interior
Khái niệm về public interior theo Leveratto được ghi nhận đầu tiên vào thế kỉ 19 từ nghiên cứu còn dang dở của Walter Benjamin- một triết gia, nhà phê bình văn hóa và nhà văn người Đức gốc Do Thái, về sự cư ngụ trong không gian và văn hóa của Paris vào thế kỉ 19 trong mối tương quan với những thành phố hiện đại, khái niệm outside- inside thông qua việc sử dụng kính trong kiến trúc hiện đại, etc- The Arcades Project. Ở đó, public interior được miêu tả như “the dream-houses of the collective”– “where boundaries between public and private blurred in the sudden overlap of commercial purposes and domestic values (nơi mà những giới hạn giữa công cộng và riêng tư bị xóa nhòa một cách đột ngột vì mục đích thương mại và những giá trị nội địa) (Leveratto, 2019).
Đồng thời, sự liên hệ giữa interior và urban cũng xuất phát từ những định nghĩa rất sớm về city như một tổng thể không gian cư ngụ liên tục (uninterrupted inhabited landscape)- Camillo Sitte (1889) hay theo Hermann Sörgel (1918) city là những căn phòng (khối kiến trúc) được liên kết với nhau thông qua những hành lang (hệ thống đường sá) mà ở đó, interior chính là những “open-air room” (Leveratto, 2019).
Sự giao nhau giữa interior và urban đang mở ra những cơ hội và thách thức trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như đào tạo giáo dục: đặt ra câu hỏi về việc tư duy lại về khái niệm interior cũng như giới hạn và trọng tâm nghiên cứu trong giáo dục đào tạo cũng như hoạt động thực hành interior design:
“The idea of urban interior challenges an assumption that interior design necessarily has to take place inside a building and shifts the focus to a relational condition- here the “and” between urban and interior is a question of designing and making the relation”
(Attiwill, 2011)