Skip to content

Interiority và Urban Interior

Written by

Linh Phamvu

Interiority

“Over the last 50 years, in fact, interior disciplines have begun to undergo a profound rethink about their operative field in relation to the transformations that have been affecting the core of their disciplinary interests. As the concept of “interiority” has overcome the boundary of the domestic environment to spread to the public spaces of urban mobility, communication, and mass consumption, interior architecture and design have tried to expand and adapt their thematic horizon by crossing their traditional spatial domain and facing the contemporary places of associated life (Basso Peressut, 2010). Thus, as urban spaces have started to feature rituals and habits of domestic interiors, a consistent part of the culture of interiors has begun to focus its interest on the spaces of the city as a whole, defining a research approach that, although now consolidated, is still little known in its complexity.”

“Trong hơn 50 năm qua, các lĩnh vực về interior (interior disciplines) đã bắt đầu trải qua một quá trình chuyển đổi tư duy sâu sắc trong lĩnh vực thực hành của họ trong mối quan hệ với những sự chuyển đổi đã và đang ảnh hưởng đến bản chất của mối quan tâm chuyên ngành này (disciplinary interest). Bởi vì khái niệm “interiority” đã vượt qua giới hạn của môi trường bên trong (domestic environment) để mở rộng đến các không gian công cộng (public spaces) của sự dịch chuyển, giao tiếp và tiêu thụ hàng loạt trong đô thị (urban mobiliy, communication and mass consumption), kiến trúc và thiết kế nội thất (interior architecture and design) đã cố gắng để mở rộng và thích nghi với giới hạn về đề tài (thematic horizon) bằng cách vượt qua giới hạn truyền thống về không gian và đối mặt với những nơi chốn đương đại (contemporary places) của đời sống liên kết (associated life). Do đó, khi những không gian đô thị bắt đầu quan tâm đến thực hành và thói quen của domestic interiors, một phần cố định của văn hóa về nội thất đã bắt đầu chuyển sự quan tâm đến những không gian của thành phố như một thể thống nhất, định hình thành một hướng tiếp cận trong nghiên cứu – dù rằng đã thành hình, nhưng vẫn còn ít được quan tâm về mức độ phức tạp của nó.”

(Leveratto, 2019)

Nhận định trên đã giúp khái quát phần nào xu hướng nghiên cứu và sự dịch chuyển – mở rộng về các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực interior trên thế giới trong hơn 50 năm vừa qua. So sánh ở Việt Nam, tính từ thời điểm tôi tốt nghiệp cử nhân Thiết kế nội thất ở trường đại học Kiến Trúc Tp.HCM năm 2013 cho đến bây giờ (10 năm), dù đã có những sự thay đổi nhất định về hình thức (như thay đổi cách gọi tên từ thiết kế nội thất sang kiến trúc nội thất trong chuyên ngành đào tạo cùng với sự thêm vào các môn học mới) thì dường như cách hiểu về interior vẫn được định nghĩa bởi những giới hạn kiến trúc vật lý như một không gian tách biệt với môi trường xây dựng bên ngoài.

Sự dịch chuyển này có thể được khái quát thông qua một “responsive phenomenon” (một hiện tượng mang tính đáp ứng) hay “transformative concept” (một khái niệm chuyển dịch): interiority. Trong bài phân tích Toward a Definition of Interiority (2005), interiority theo McCarthy không phải là điều kiện cố định tuyệt đối (absolute condition) phụ thuộc vào các định nghĩa kiến trúc (restrictive architectural definitions), như một không gian vật lý có giới hạn cụ thể mà chỉ một tính chất trừu tượng của không gian (abstract quality), cho phép giới hạn và định nghĩa một không gian bên trong (interior)(McCarthy, 2005). Nói cách khác, khái niệm interiority giúp phá vỡ các giới hạn kiến trúc vật lý của interior và cho phép chúng được luân chuyển linh hoạt trong một môi trường rộng lớn hơn- không gian đô thị. Khi nói về giới hạn (boundary) của interiority, McCarthy cho rằng đó một ngưỡng (threshold) đánh dấu sự chuyển đổi, mở rộng “the spatial definition of the extent of interiority, rather than access inside”, hay thậm chí trộn lẫn vào nhau giữa interiority và exteriority, “the point across which they exchange and potentially collapse into each other” (McCarthy, 2005). Do đó, chúng ta cần phân biệt rõ interiority- exteriority với inside- outside bởi vì nếu inside- outside là giới hạn vật lý của các hình khối kiến trúc thì interiority- exteriority là những tính chất len lỏi bên trong và đồng thời bao trùm lên trên tất cả những giới hạn đó (McCarthy, 2005):

Interiority (climatic, physical, psychological, social) is the point at which the understanding of what an interior has become elastic

(McCarthy, 2005)

Previous article

Là “học” hay “làm” Tiến sĩ?

Next article

[R09.1] Space Syntax và Bảo Tồn Đô Thị