Skip to content

Interiority và Urban Interior

Written by

Linh Phamvu

Fractal dimension và tính chất tương đối về giới hạn và tỉ lệ không gian

“Additionally, I wanted to share some reflections I had after your recent lecture on the ‘multi-scaling of everyday life’ and ‘everydayness’. I came across a paper that explored a trans-scalar study of Chinese Hutongs (alleyways in China) and American alleyways. The authors introduced the concept of ‘urban interiority’ to describe alleyways as an intertwined territory between interior space and urbanism. While this term is not commonly used in space syntax theories, I believe it aligns closely with the notion of multi-scaling or fractal space in urbanism that you discussed. Moreover, analyzing things from this interiority perspective will also result in the micro-sociological approach (that you mentioned at the end of the lecture) as individual experience and everyday social life are what distinguishes the interior from architecture and ‘traditional urbanism’. Personally, I find the concept of ‘urban interiority’ intriguing because it sheds light on why and how an interior designer, like myself, can develop an interest in urbanism.”

Đây là một đoạn trong email tôi gửi thầy hướng dẫn vào tháng 2 năm 2023, năm tháng sau khi bắt đầu chương trình PhD. Nội dung của trích đoạn này đề cập đến một trong những câu hỏi không ngừng ám ảnh tôi từ những ngày đầu tiên: Vì sao một người học và thực hành interior designer như tôi lại chọn hứơng nghiên cứu về không gian đô thị và kí ức tập thể?  Đây cũng là câu hỏi tôi luôn nhận được trong vòng phỏng vấn PhD của các trường đại học. Thế nhưng tại thời điểm đó, tôi chỉ có thể đưa ra một câu trả lời theo hướng giả thuyết và đại khái: do góc độ tiếp cận không gian theo tỉ lệ khác nhau dựa trên mối liên hệ giữa con người và không gian đô thị.

Email này được tôi gửi đi với đầy sự háo hứng và phấn khích sau khi tham gia vào một bài giảng của môn Spatial Cultures do thầy hướng dẫn tôi chủ trì. Đó là bài giảng về tính tương đối của không gian và tỉ lệ tương đối này được quyết định dựa trên mối tương quan không gian-thời gian (space-time) và con người:

our scale determines our location, or place in the space-time of the universe… our rhythms insert us into a vast and infinitely complex world

Henri Lefebvre, Rhythmanalysis (2004)

Theo bài nghiên cứu The Fractal Nature of the Everyday Environment của Andrew Crompton được trích dẫn trong bài giảng hôm đó, không gian (space) không phải là một hình thức trung tính (neutral medium) mà là một khái niệm mang tính xã hội (social construction) được xây dựng dựa trên sự tương tác với con người. Tính tương đối này được miêu tả bằng khái niệm fractal dimension (Crompton, 2001). Fractal chỉ một dạng cấu trúc được cấu thành bởi các thành phần có hình dạng tương đồng nhưng đa dạng về kích thước:   

“If an urban environment is fractal then its size will be a slippery concept and the measurement of its size will depend strongly upon how the space is used”

(Crompton, 2005)
Hình 01. Thí nghiệm về cách sử dụng không gian cho mục đích đọc của hai nhóm đối tượng người lớn và trẻ em

Hình 01 là một trong những thí nghiệm mà Crompton đã tiến hành tại The University of Manchester, UK. Thí nghiệm chỉ ra cách sử dụng không gian nội thất của hai nhóm đối tượng (trẻ em và người lớn) trong hoạt động đọc sách. Có thể dễ dàng thấy rằng, diện tích sử dụng của không gian được nới rộng với nhóm đối tượng trẻ em. Nói cách khác, khái niệm về giới hạn không gian có thể giãn nở thông qua cách mà trẻ em khám phá các ngóc ngách mà người lớn hiếm khi đụng tới (Crompton, 2001). Lý giải cho việc này là do tư duy của trẻ em về việc sử dụng không gian thường chưa bị giới hạn bởi những định kiến có sẵn. Tính tương đối fractal của không gian mà Crompton đề cập bên trên cũng liên hệ trực tiếp đến tính “trơn trợt” (slippery concept) của hai khái niệm “exterior” và “interior” trong không gian đô thị (urban environment). Bản thân cách sử dụng từ “slippery” đã nhấn mạnh tính chất linh hoạt dịch chuyển dễ dàng của các khái niệm không gian trên. Một minh họa cụ thể hơn có thể được tìm thấy qua mô hình figure-ground plan được Colin Rower và Fred Koetter giới thiệu trong cuốn Collage City (1978) như một công cụ giúp phân tích hình thái (morphology) của không gian đô thị trong những giai đoạn 1980-90 (Hebbert, 2005). Trong bản vẽ tinh giản này, không gian xây dựng- đen (built space) và không gian trống- trắng (unbuilt space) được thể hiện rất rõ qua sự tương phản trắng đen. Ở đó, unbuilt space hay “void” còn thể đọc như interior của một urban environment (Attiwill, 2011). Hình ảnh này là câu trả lời hoàn hảo, lý giải về vị trí của interior trong một urban environment cụ thể: Nếu xem urban environment là căn phòng trong thí nghiệm của Crompton, những hình khối chiếm chỗ và đồ dùng nội thất (furniture) là solid- built space thì khoảng trống còn lại (void) chính là interior.

Việc biết đến lý thuyết fractal dimension và nhận ra mối quan hệ giữa built space- unbuilt space với exterior-interior đã khiến tôi cực kì phấn khích vì những lý thuyết này giúp chứng minh giả thuyết (assumption) về interiority perspective trong urban environment của tôi là hoàn toàn có cơ sở. Đồng thời, sự kiện này cũng dẫn tôi đến việc khám phá ra hai khái niệm mở rộng quan trọng khác: interiorityurban interior.

Previous article

Là “học” hay “làm” Tiến sĩ?

Next article

[R09.1] Space Syntax và Bảo Tồn Đô Thị