Skip to content

Interior in inferiority?

Written by

Linh Phamvu
Louvre Abu Dhabi– The photo was taken in 2018 during a 10-day trip to the UAE. As a student, I had learned about this project by architect Jean Nouvel and had always dreamed of experiencing this space in person. The moment I stepped inside the massive dome of the museum and immersed myself in the dance of light and form was when my doubts about the limitations of interiors found their answer.

Bảo tàng Lovre Abu Dhabi- Bức ảnh được chụp vào năm 2018 trong chuyến đi 10 ngày đến UAE. Khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã biết đến dự án này của kiến trúc sư Jean Nouvel và luôn mơ ước có một ngày được trực tiếp trải nghiệm không gian này. Khoảnh khắc đặt chân vào bên trong mái vòm khổng lồ của bảo tàng và đắm mình trong vũ điệu của ánh sáng và hình khối là lúc mà những băn khoăn ngờ vực của tôi về sự giới hạn của nội thất tìm được lời giải đáp.

The process of redefining the interior discipline is not a ‘competition’ over boundaries between interiors  and architecture, but rather a re-evaluation of the most fundamental values of the concept of ‘space’ and the spatial experience. As Coleman pointed out, the utopian character in architecture can be ‘progressive’ and ‘constitutive’ (Coleman, 2005). However, architecture cannot be considered a completed inhabitable space without the interiority quality. As Yi-Fu Tuan analyzed in his work Space and Place (1977), human perception and conception of ‘space’ arose from ‘illuminated interiors’ (Tuan, 1977). When compared to the monumental and religious architecture of ancient Egypt and Greece, the grandeur and majesty of architectural forms starkly contrast with the dark, lifeless interiors, making these structures places that house the ideals and values of a community more than the very people who built them.

Quá trình tái định hình chuyên ngành nội thất không phải là một cuộc ‘cạnh tranh’ về giới hạn giữa nội thất và kiến trúc mà nên là sự xét lại những giá trị nguyên sơ nhất về khái niệm ‘không gian’ và trải nghiệm không gian. Như Coleman đã nhận định, đặc tính utopia trong kiến trúc có thể mang trong mình những giá trị  cấp tiến và xây dựng. Thế nhưng kiến trúc sẽ không thể là một không gian cư ngụ hoàn chỉnh nếu thiếu vắng đi đặc tính nội thất. Như Yi-Fu Tuan đã phân tích trong tác phẩm Space and Place (1977), nhận thức  và khái niệm của con người về ‘không gian’ được khởi nguồn từ những không gian nội thất được thắp sáng (Tuan, 1977). Khi so sánh với những công trình kiến trúc tưởng niệm và tôn giáo của người Ai Cập và Hy Lạp cổ đại, sự bề thế và uy nghi của hình khối kiến trúc tương phản mạnh mẽ với những không gian nội thất tối tăm chết chóc khiến những công trình này trở thành nơi cư ngụ cho những lý tưởng và giá trị của một cộng đồng hơn là cho chính những con người xây dựng nên chúng. 

Previous article

[R09.1] Space Syntax và Bảo Tồn Đô Thị