Skip to content

Interior in inferiority?

Written by

Linh Phamvu

Before diving into this second question, I want to share a recent experience that made me more aware of the source of this insecurity. I was invited to participate in an online discussion about a Master programme in Architecture at a private university in Vietnam. This discussion featured leading Vietnamese educators in the field of architecture and urban planning, with prospective students as the primary participants. Since this is the first postgraduate architectural program in Vietnam open to applicants from interior and design disciplines (?), my academic background and experience in both interior and urban studies led to my invitation to provide feedback on the program.

During the discussion, the academic panel repeatedly emphasized an assumption about students with a background in Interior Design: that they are likely to struggle with architectural modules due to gaps in their prior education. This assumption was so pervasive that it overshadowed most of the discussions regarding the relationship between the two disciplines: interior and architecture.

Trước khi đào sâu vào câu hỏi thứ hai này, tôi muốn chia sẻ một trải nghiệm liên quan gần đây khiến tôi nhận thức sâu sắc hơn về nguồn cơn của sự chơi vơi trên. Gần đây, tôi được mời tham gia một buổi trao đổi online để chia sẻ thông tin về một khóa đào tạo Thạc sĩ  kiến trúc ở một trường đại học tư tại Việt Nam. Buổi chia sẻ bao gồm những tên tuổi đầu ngành lĩnh vực giáo dục kiến trúc và nghiên cứu đô thị với thành phần tham dự chính là những đối tượng có nhu cầu về khóa đào tạo trên. Trong buổi trao đổi này, có một khái niệm được nhấn mạnh và lập lại nhiều lần như một sự mặc định dành cho sinh viên ngành Nội thất: những sinh viên này sẽ gặp khó khăn trong việc bắt kịp với các môn học về kiến trúc do sự thiếu hụt kiến thức từ chuyên ngành nội thất . Sự mặc định này lớn đến nỗi nó chi phối gần như toàn bộ các lập luận của hội đồng chuyên môn về mối quan hệ giữa hai khái niệm: nội thất- kiến trúc.

To me, this assumption is not just a mere oversight; it genuinely reflects the hierarchical relationship between these two closely related fields. The insecurity I have experienced and reflected upon in this event has been interpreted as an outcome of the ‘ontological dilemma’ in the interior discipline (Königk, 2011). To explain the root of this inferiority, most academic analyses approach the interior discipline as a practice that is originated from interior decoration- a domestic repertoire (Darbandi et al., 2023). In the 1800s, following the French Revolution and the significant improvements in living conditions brought about by the Industrial Revolution in Europe, the demand for home decoration emerged as a way to escape the lingering effects of poverty.  At this time, under the pressure of specialisation in design and construction, architects began to distance themselves from interior work. This gap was then quickly filled by upholsters and furniture retailers. Decoration became recognized as an inseparable part of the interior practice (Darbandi et al., 2023).

Sự mặc định này với tôi không chỉ đơn giản là một sự cố vô tình mà ngược lại nó phản ánh rất chân thật về mối quan hệ bất bình đẳng giữa hai chuyên ngành có mối liên hệ mật thiết trên. Và sự bất định mà tôi trải nghiệm thực chất là một hiện tượng phản ánh sự mâu thuẫn về bản chất (ontological dilemma) của chuyên ngành nội thất nói chung (Königk, 2011). Để hiểu được căn nguyên của sự tự ti trên, phần lớn các phân tích chuyên môn chọn cách tiếp cận về chuyên ngành nội thất như một thực hành xã hội có xuất phát điểm từ  ‘trang trí nội thất’- một thực hành mang tính nội trợ (Darbandi et al., 2023).  Sự ra đời của nhu cầu trang trí nội thất nhà cửa là kết quả của quá trình Cách Mạng Pháp và Cách mạng Công nghiệp vào những năm 1800s ở châu Âu (mà cụ thể là ở Pháp). Ở thời điểm này, khi chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể, nhu cầu trang trí nội thất trở thành một giải pháp để rũ bỏ những ám ảnh về sự nghèo khó ở châu Âu. Ở thời điểm này, dưới áp lực của quá trình chuyên môn hóa trong thiết kế và xây dựng, các kiến trúc sư công trình bắt đầu xa rời các công việc liên quan đến không gian nội thất. Sau đó, chỗ trống này nhanh chóng được lấp đầy bởi sự tham gia của đội ngũ thợ gia công và bán lẻ nội thất. Nói cách khác, trang trí được công nhận là một phần bản chất không thể chối bỏ của thiết kế nội thất.

Nevertheless, the development process of the interior discipline has been deeply influenced by its intertwinement with architecture. In the 19th century, architecture distanced itself from interior design to become a ‘utopian practice’ (Coleman, 2005). However, in the 20th century, the rise of Bauhaus functionalism and the concept of ‘total work of art/gesamtkunstwerk’ marked the return of architecture to the realm of interiors. This return transformed the interior discipline from a relatively independent practice (interior decoration) into a subordinate sector (interior design) under the umbrella of architecture. This dependent relationship laid the groundwork for the ontological dilemma faced by the interior discipline as it seeks to become a full profession. The challenge lies in whether the discipline should divorce its decorative roots to become a professional ‘design’ practice that is subordinate to architecture or continue embracing decoration—a practice often associated with amateurism and cosmetics in the eyes of public media and, particularly, in the realm of the academic and professional world—as an essential part of its identity.

Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ, quá trình phát triển của chuyên ngành nội thất là một quá trình bị chi phối sâu sắc bởi mối quan hệ với chuyên ngành kiến trúc. Nếu ở thế kỉ 19, kiến trúc chối bỏ nội thất để  tự biến mình trở thành một ‘utopian practice’ (thực hành lý tưởng) (Coleman, 2005), thì sang thế kỉ 20, sự trỗi dậy của chủ nghĩa công năng Bauhaus và khái niệm ‘total work of art/ gesamtkunstwerk’ (nghệ thuật toàn diện) đánh dấu sự mở rộng của kiến trúc bao trùm lên không gian nội thất. Sự quay lại của kiến trúc khiến chuyên ngành nội thất từ một thực hành tương đối độc lập (trang trí nội thất) trở thành một phần phụ (thiết kế nội thất) dưới cái ô kiến trúc. Mối quan hệ phụ thuộc này là tiền đề dẫn đến sự mâu thuẫn về bản chất của chuyên ngành nội thất. Mâu thuẫn nằm ở chỗ, nội thất giờ đây bị đặt giữa hai lựa chọn: phủ nhận thực hành ‘trang trí’ để trở thành hoạt động thiết kế  ‘phụ thuộc’ vào kiến trúc hay tiếp tục công nhận thực hành ‘trang trí’, một khái niệm luôn bị gắn liền với sự nghiệp dư và yếm thế trong con mắt của truyền thông đại chúng và đặc biệt trong lĩnh vực học thuật thực hành chuyên nghiệp, như một phần bản chất của nội thất.

Previous article

[R09.1] Space Syntax và Bảo Tồn Đô Thị