Shashi Caan cho rằng thiết kế nội thất ngày nay phần lớn chỉ tập trung vào những can thiệp vật lý (physical intervention) hơn là chú trọng đến những gắn kết mang tính trải nghiệm (experiential engagement) của người sử dụng. Nguyên nhân chính là vì lĩnh vực thiết kế nội thất cho đến bây giờ vẫn chưa phải là một thể thống nhất hoàn chỉnh (unified entity). Cụ thể hơn, khi xét về chiều sâu, vẫn còn có một hố đen lớn (a vacuum) giữa những nhận thức thông thường về công việc thiết kế nội thất và cơ sở lí luận cần thiết cho một chuyên ngành thiết kế nội thất.
Archive:
Translation
“Những ngôn ngữ giao tiếp và thị giác hiện nay của chúng ta đã bộc lộ sự giới hạn về khả năng đáp ứng những yêu cầu về chất lượng của không gian nội thất. Thuật ngữ “thiết kế” thì đặc biệt mang tính ứng dụng (nó bao gồm hàm ý về công năng, giao thông và hệ thống hóa những quy định về an toàn vật lý) nhưng chính những khái niệm này lại không thể miêu tả sự tương tác có chủ đích về mặt cảm xúc (intentional emotive interplay) giữa con người, vật thể và môi trường…”
Ở phần đầu, tác giả truy xuất lại nguồn gốc ra đời của không gian nội thất thông qua quá trình tiến hóa của loài người. Ý niệm về những không gian cư ngụ đầu tiên (the very first habitable environment) đến với loài người dưới hình dáng của một không gian bên trong- hang động:
Rethinking Design and Interiors- Human Beings in the Built Environment (Tư duy lại về khái niệm thiết kế và những không gian nội thất- Con người trong môi trường xây dựng) là một trong số ít những cuốn sách chuyên ngành được viết dành riêng cho lĩnh vực nội thất dưới góc độ nghiên cứu học thuật. Cuốn sách đã nêu rõ đồng thời lý giải nguyên nhân đằng sau khoảng trống giữa hoạt động thực hành và nghiên cứu học thuật trong chuyên ngành Nội thất.