Skip to content

Archive:

#oral society

[T03.4] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa (Phần 3)

“Floating gap” của Vansina vạch ra sự khác biệt giữa cấu trúc xã hội và văn hóa của kí ức hoặc của kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa. Kí ức giao tiếp chứa đựng kí ức liên quan đến quá khứ vừa qua của Vansina. Có những kí ức mà mỗi cá nhân cùng chia sẻ với những người cùng thế hệ. Đây chính là thứ mà Halbwachs hiểu là “kí ức tập thể” và cũng là thứ cấu thành nên đối tượng của lịch sử truyền miệng (oral history)- một nhánh của nghiên cứu lịch sử dựa trên tự bản thân nó chứ không phải những nguồn được ghi chép (written sources) của việc chép sử (historiography) mà là độc quyền của kí ức đạt được thông qua những cuộc phỏng vấn miệng (oral interview). Tất cả mọi nghiên cứu về lịch sử truyền miệng xác nhận rằng ngay cả trong những xã hội có học (literate society), những kí ức sống (living memories) đi lùi không quá 8 năm, sau đó sẽ bị ngăn cách bởi “floating gap”, để trở thành thần thoại, bí ẩn về nguồn gốc, những mốc thời gian được ghi chép trong sách giáo khoa và công trình tưởng niệm.

[T03.2] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa (Phần 1)

Kí ức là cơ sở cho phép chúng ta cấu thành nên nhận thức về bản thân (bản sắc), cả trên mức độ cá nhân lẫn tập thể. Đổi lại, bản sắc lại liên kết với thời gian. Một cá thể con người là một “diachronic identity” được xây dựng từ “the stuff of time” (các vấn đề của thời gian). Sự tổng hợp của thời gian và bản sắc lại được tạo ra bởi kí ức.