Skip to content

Archive:

#hassan fathy

[TO5.4] Hassan Fathy- Kiến trúc cho người nghèo

Truyền thống không nhất nhiết là lỗi thời và cũng không đồng nghĩa với lạc hậu. Ngoài ra, truyền thống không cần phải có xuất phát điểm quá xa xôi mà có thể bắt nguồn gần đây. Ngay khi con người lao động đầu tiên gặp một vấn đề và tìm cách vượt qua nó thì đó là bước đầu tiên trong quá trình hình thành truyền thống được tiến hành. Khi một người lao động khác quyết định sử dụng lại cùng một giải pháp, truyền thống bắt đầu được định hình và khi người lao động thứ ba quyết định tiếp nối và thêm vào đó sự đóng góp của cá nhân, truyền thống gần như được hình thành. Đối với một vài vấn đề dễ giải quyết, con người có thể quyết định trong vài phút. Thế nhưng cũng có những vấn đề đòi hỏi thời gian, có thể là một ngày, một năm hay thậm chí cả một đời người. Trong những trường hợp trên, giải pháp đôi khi chỉ là sản phẩm của một người. Tuy nhiên, cũng có những giải pháp chỉ được tìm ra sau khi trải qua rất nhiều thế hệ, thời điểm mà truyền thống đóng vai trò sáng tạo.

[T05.2] Hassan Fathy- Kiến trúc cho người nghèo

Trước khi những ranh giới văn hóa (cultural frontiers), bị xóa nhòa vào thế kỷ trước, những hình khối và chi tiết kiến trúc đã từng mang đậm dấu ấn địa phương của các vùng miền trên khắp thế giới, và kiến trúc của bất kì một cộng đồng bản địa nào cũng đều là đứa con tinh thần đẹp đẽ của một cuộc hôn nhân hạnh phúc giữa trí tưởng tượng của con người và nhu cầu sống thực tế ở những vùng đất đó… Kiến trúc Ai Cập hiện đại vẫn chưa có phong cách bản địa. Sự thiếu vắng những dấu hiệu đặc trưng: những ngôi nhà của người giàu và người nghèo đều có hình thức tương đồng, mất đi dấu ấn riêng và không mang bản sắc của Ai Cập. Truyền thống đang bị mất đi và chúng ta dường như đang bị bứt rời khỏi quá khứ từ lúc mà Mohamed Ali cắt đứt cổ họng của người Mameluke cuối cùng.

[T05.1] Hassan Fathy- Kiến trúc cho người nghèo

Năm 2018, tôi đang theo học chương trình thạc sĩ Kiến trúc Nội thất tại Scotland, Anh Quốc. Trong buổi học đầu tiên về Phát triển bền vững, thầy giáo tôi, một kiến trúc sư người Úc, đã bày tỏ sự ngạc nhiên pha lẫn đôi chút thất vọng khi nhận định rằng có rất ít cuốn sách về kiến trúc bền vững ngày nay đề cập đến Hassan Fathy- một kiến trúc sư lớn của Ai Cập trong thế kỉ 20. Theo ông, Hassan Fathy là một trong những kiến trúc sư chân chính và tiêu biểu nhất cho khái niệm kiến trúc bền vững từ những năm 50 của thế kỉ 20. Ngày nay, vào thế kỉ 21, khi nói về kiến trúc bền vững, người ta thường nói về các hệ thống đo lường tiêu chuẩn quốc tế với những công nghệ kĩ thuật tiên tiến mà quên đi rằng bản chất của sự bền vững chính là sự tự nhiên. Hassan Fathy là người đi tiên phong trong việc chọn lọc, nghiên cứu và làm sống dậy những vật liệu tự nhiên và phương pháp xây dựng lâu đời trong kiến trúc dân dụng truyền thống của Ai Cập.