Skip to content

Archive:

Translation

[T04.3] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc

Khái niệm và sự trưng bày di sản đóng vai trò quan trọng trong sự xác nhận của chính quyền về tính hợp pháp và sức mạnh ở Trung Quốc cũng như những nơi khác (Harvey 2001). Ví dụ, vào khoảng đầu thời kì nhà Chu (Zhou era) (1045-256 TCN), sự phát triển của không gian đô thị ở thủ đô phản ánh quyền lực của nhà cầm quyền. Giống như kinh đô của triều đại Chu, những kinh đô của các triều đại tiếp sau đều tiếp tục với cùng một cách thức tổ chức chung: thành phố được bao quanh bởi những bức tường thẳng (rectangular walled city), lâu đài ở vị trí trung tâm, hướng Bắc Nam và có trục trung tâm. Cả hai dạng công trình và sự quy hoạch của thành phố được thiết kế để làm nổi bật tính trung tâm của người cai trị và sức mạnh của họ (Sit 2010: 95-101).

[T04.2] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc

Những nghiên cứu trong cuốn sách này được cấu thành dựa trên sự hiểu biết về di sản như một cấu trúc không ngừng thay đổi (mutable), đa diện (multifaceted), được tạo ra tại một thời điểm bất kì và được tiếp cận cũng như tiêu thụ ở hiện tại (Ludwig 2016). Không đơn thuần là một đối tượng hữu hình cố định (fixed tangible object), di sản là một hệ thống những giá trị có ý nghĩa với những đối tượng khác nhau, ở thời điểm khác nhau, trong bối cảnh khác nhau và phục vụ cho những mục đích khác nhau (Ludwig 2013). Bởi vì di sản không ngừng thay đổi, chúng ta cần phải hình dung di sản như một quá trình (process)- di sản hóa (heritagization)- cũng như là một cấu trúc, một động từ hơn là một danh từ (Harvey 2001; Smith 2006; Maags and Svensson 2018). Để có thể hiểu di sản như một đối tượng của sự thẩm tra phân tích (critical enquiry), chúng ta cần phải khám phá những diễn ngôn (discourse) của di sản thông qua những giới hạn vô hướng (scalar boundaries) (Harvey 2015: 579) và thông qua những lăng kính khái niệm (conceptual lens) của diễn ngôn di sản chính thức/ được thừa nhận (authorized heritage discourse- AHD).

[T04.1] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc

Trong chuỗi bài dịch lần này, tôi muốn chia sẻ đến các bạn cuốn sách The Heritage Turn in China- The Reinvention, Dissemination and Consumption of Heritage, chủ biên bởi Carol Ludwig, Linda Walton và Yi-Wen Wang, xuất bản năm 2020. Cuốn sách này là tuyển tập các bài nghiên cứu độc lập về việc ứng dụng và thực hành di sản ở Trung Quốc trong thời kì hiện đại dưới góc nhìn và phân tích của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và quốc tế đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

[T03.5] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa (Phần 4)

Chúng ta phải nhất định tránh không trở thành nạn nhân của thứ mà Amartya Sen đã mô tả như một ảo giác về bản sắc “identity illusion”. Mỗi một cá nhân đều sở hữu nhiều nhận dạng khác nhau phụ thuộc vào những nhóm, cộng đồng, hệ thống niềm tin, hệ thống chính trị, etc mà họ thuộc về và cũng đa dạng tương tự không kém chính là kí ức giao tiếp và văn hóa của họ, hay nói ngắn ngọn hơn là kí ức tập thể.