Skip to content

Archive:

Translation

[T05.2] Hassan Fathy- Kiến trúc cho người nghèo

Trước khi những ranh giới văn hóa (cultural frontiers), bị xóa nhòa vào thế kỷ trước, những hình khối và chi tiết kiến trúc đã từng mang đậm dấu ấn địa phương của các vùng miền trên khắp thế giới, và kiến trúc của bất kì một cộng đồng bản địa nào cũng đều là đứa con tinh thần đẹp đẽ của một cuộc hôn nhân hạnh phúc giữa trí tưởng tượng của con người và nhu cầu sống thực tế ở những vùng đất đó… Kiến trúc Ai Cập hiện đại vẫn chưa có phong cách bản địa. Sự thiếu vắng những dấu hiệu đặc trưng: những ngôi nhà của người giàu và người nghèo đều có hình thức tương đồng, mất đi dấu ấn riêng và không mang bản sắc của Ai Cập. Truyền thống đang bị mất đi và chúng ta dường như đang bị bứt rời khỏi quá khứ từ lúc mà Mohamed Ali cắt đứt cổ họng của người Mameluke cuối cùng.

[T05.1] Hassan Fathy- Kiến trúc cho người nghèo

Năm 2018, tôi đang theo học chương trình thạc sĩ Kiến trúc Nội thất tại Scotland, Anh Quốc. Trong buổi học đầu tiên về Phát triển bền vững, thầy giáo tôi, một kiến trúc sư người Úc, đã bày tỏ sự ngạc nhiên pha lẫn đôi chút thất vọng khi nhận định rằng có rất ít cuốn sách về kiến trúc bền vững ngày nay đề cập đến Hassan Fathy- một kiến trúc sư lớn của Ai Cập trong thế kỉ 20. Theo ông, Hassan Fathy là một trong những kiến trúc sư chân chính và tiêu biểu nhất cho khái niệm kiến trúc bền vững từ những năm 50 của thế kỉ 20. Ngày nay, vào thế kỉ 21, khi nói về kiến trúc bền vững, người ta thường nói về các hệ thống đo lường tiêu chuẩn quốc tế với những công nghệ kĩ thuật tiên tiến mà quên đi rằng bản chất của sự bền vững chính là sự tự nhiên. Hassan Fathy là người đi tiên phong trong việc chọn lọc, nghiên cứu và làm sống dậy những vật liệu tự nhiên và phương pháp xây dựng lâu đời trong kiến trúc dân dụng truyền thống của Ai Cập.

[T03.6] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa (Phần 5)

Sự khác biệt giữa kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa được tự biểu hiện trong các khía cạnh xã hội, trong cấu trúc của sự tham gia (structure of participation). Sự tham gia của một nhóm trong kí ức giao tiếp thì thường mang tính khuyếch tán (diffuse). Sự thật thường là có một số người biết nhiều, một số biết ít và những kí ức của người già thì thường lùi xa về phía sau hơn là những người trẻ. Tuy nhiên, không hề có những chuyên gia về kí ức giao tiếp không chính thức (informal communicative memory). Những kiến thức được giao tiếp thông qua những tương tác hằng ngày được hình thành bởi những thành viên cùng với ngôn ngữ và năng lực xã hội. Ngược lại, sự tham gia của một nhóm trong kí ức văn hóa thì luôn luôn mang tính phân biệt cao.

[T04.4] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc

Từ góc độ quốc gia, di sản trong thời kì Trung Quốc đương đại được xem như một phương tiện để tái xây dựng những giá trị đạo đức và là công cụ để trau dồi bản sắc chung của quốc gia (shared national identity) trước tình trạng bất mãn đang lan rộng đối với chủ nghĩa Marx và sự hoài nghi về Đảng Công Sản (Madsen 2014). Đặt trong bối cảnh lịch sử đã được tóm lược phía trên, cuốn sách này hướng sự chú ý vào những cách thức mà những diễn ngôn lịch sử thanh tẩy (sanitized historical discourse) (được kiểm duyệt chặt chẽ và là những tự sự có chọn lọc về quá khứ) về sự hoài niệm và di sản được sử dụng để gieo mầm một dạng chủ nghĩa dân tộc văn hóa (cultural nationalism) bằng cách (tái) khẳng định những bản sắc của quá khứ. Bằng cách này, những diễn ngôn này có thể được hiểu như một dạng công cụ của quyền lực/kiến thức và sự cai trị (Foucault 1991; Johnson 2016; Wu & Hou 2015), và cách chúng có thể được sử dụng để khẳng định uy quyền chính trị bởi các lãnh đạo trên mọi cấp độ. Theo đó, các chương trong cuốn sách này sẽ trình bày những case studies đa dạng để khắc họa cách thức những phiên bản khác nhau của quá khứ được chọn lọc, (tái) tạo, truyền bá và tiêu thụ cho muc đích đương đại.