Skip to content

Archive:

October 2021

[T06] Juhani Pallasmaa – Đôi mắt của làn da

Đôi mắt của Làn da (The Eyes of the Skin), được xuất bản lần đầu vào năm 1996, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Juhani Pallasmaa và cũng là một cuốn sách kinh điển trong giảng dạy lí luận kiến trúc. Cuốn sách đặt ra những câu hỏi cơ bản nhất về nguồn gốc, quá trình phát triển và hệ quả tất yếu của sự thống trị của thị giác so với 4 giác quan còn lại trong cảm thụ nghệ thuật nói chung và đặc biệt trong thiết kế kiến trúc nói riêng. Juhani cho rằng việc đè nén những giác quan khác đã khiến khả năng kết nối tinh thần giữa con người với không gian trở nên chai sạn.

[TO5.4] Hassan Fathy- Kiến trúc cho người nghèo

Truyền thống không nhất nhiết là lỗi thời và cũng không đồng nghĩa với lạc hậu. Ngoài ra, truyền thống không cần phải có xuất phát điểm quá xa xôi mà có thể bắt nguồn gần đây. Ngay khi con người lao động đầu tiên gặp một vấn đề và tìm cách vượt qua nó thì đó là bước đầu tiên trong quá trình hình thành truyền thống được tiến hành. Khi một người lao động khác quyết định sử dụng lại cùng một giải pháp, truyền thống bắt đầu được định hình và khi người lao động thứ ba quyết định tiếp nối và thêm vào đó sự đóng góp của cá nhân, truyền thống gần như được hình thành. Đối với một vài vấn đề dễ giải quyết, con người có thể quyết định trong vài phút. Thế nhưng cũng có những vấn đề đòi hỏi thời gian, có thể là một ngày, một năm hay thậm chí cả một đời người. Trong những trường hợp trên, giải pháp đôi khi chỉ là sản phẩm của một người. Tuy nhiên, cũng có những giải pháp chỉ được tìm ra sau khi trải qua rất nhiều thế hệ, thời điểm mà truyền thống đóng vai trò sáng tạo.

[T05.3] Hassan Fathy- Kiến trúc cho người nghèo

Tôi cho rằng chúng ta không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nói chung trong kiến trúc Ai Cập chỉ bằng việc xây dựng một hoặc hai ngôi nhà hay thậm chí cả một ngôi làng chỉn chu như một kiểu hình mẫu. Thay vào đó, chúng ta phải cố gắng chẩn đoán đúng bệnh để từ đó hiểu được nguyên nhân cơ bản của sự khủng hoảng này và giải quyết nó từ gốc.

[T05.2] Hassan Fathy- Kiến trúc cho người nghèo

Trước khi những ranh giới văn hóa (cultural frontiers), bị xóa nhòa vào thế kỷ trước, những hình khối và chi tiết kiến trúc đã từng mang đậm dấu ấn địa phương của các vùng miền trên khắp thế giới, và kiến trúc của bất kì một cộng đồng bản địa nào cũng đều là đứa con tinh thần đẹp đẽ của một cuộc hôn nhân hạnh phúc giữa trí tưởng tượng của con người và nhu cầu sống thực tế ở những vùng đất đó… Kiến trúc Ai Cập hiện đại vẫn chưa có phong cách bản địa. Sự thiếu vắng những dấu hiệu đặc trưng: những ngôi nhà của người giàu và người nghèo đều có hình thức tương đồng, mất đi dấu ấn riêng và không mang bản sắc của Ai Cập. Truyền thống đang bị mất đi và chúng ta dường như đang bị bứt rời khỏi quá khứ từ lúc mà Mohamed Ali cắt đứt cổ họng của người Mameluke cuối cùng.