Skip to content

Translations

  • [T07] Di sản vắng mặt và ám ảnh thực tại
    Có một lần cách đây vài năm, tôi tình cờ đọc được một bài phỏng vấn trên trang World Photo với nhiếp ảnh gia người Bỉ Reginald Van de Velde về một dự án mang tên The Fascinating Architecture of Cooling Towers, dự án nhiếp ảnh ghi lại những hình ảnh bên trong các tháp giải nhiệt (cooling tower) đã ngưng hoạt động ở châu Âu. Bên cạnh sự ấn tượng mạnh mẽ về mặt thị giác đến từ các thiết kế kiến trúc và tỉ lệ chi tiết, không gian mang âm hưởng của những bộ phim khoa học viễn tưởng, tôi đã bị xúc động sâu sắc bởi một thứ cảm xúc mà mãi đến gần đây, tôi mới có thể lý giải được…
  • [T06] Juhani Pallasmaa – Đôi mắt của làn da
    Đôi mắt của Làn da (The Eyes of the Skin), được xuất bản lần đầu vào năm 1996, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Juhani Pallasmaa và cũng là một cuốn sách kinh điển trong giảng dạy lí luận kiến trúc. Cuốn sách đặt ra những câu hỏi cơ bản nhất về nguồn gốc, quá trình phát triển và hệ quả tất yếu của sự thống trị của thị giác so với 4 giác quan còn lại trong cảm thụ nghệ thuật nói chung và đặc biệt trong thiết kế kiến trúc nói riêng. Juhani cho rằng việc đè nén những giác quan khác đã khiến khả năng kết nối tinh thần giữa con người với không gian trở nên chai sạn.
  • [TO5.4] Hassan Fathy- Kiến trúc cho người nghèo
    Truyền thống không nhất nhiết là lỗi thời và cũng không đồng nghĩa với lạc hậu. Ngoài ra, truyền thống không cần phải có xuất phát điểm quá xa xôi mà có thể bắt nguồn gần đây. Ngay khi con người lao động đầu tiên gặp một vấn đề và tìm cách vượt qua nó thì đó là bước đầu tiên trong quá trình hình thành truyền thống được tiến hành. Khi một người lao động khác quyết định sử dụng lại cùng một giải pháp, truyền thống bắt đầu được định hình và khi người lao động thứ ba quyết định tiếp nối và thêm vào đó sự đóng góp của cá nhân, truyền thống gần như được hình thành. Đối với một vài vấn đề dễ giải quyết, con người có thể quyết định trong vài phút. Thế nhưng cũng có những vấn đề đòi hỏi thời gian, có thể là một ngày, một năm hay thậm chí cả một đời người. Trong những trường hợp trên, giải pháp đôi khi chỉ là sản phẩm của một người. Tuy nhiên, cũng có những giải pháp chỉ được tìm ra sau khi trải qua rất nhiều thế hệ, thời điểm mà truyền thống đóng vai trò sáng tạo.
  • [T05.3] Hassan Fathy- Kiến trúc cho người nghèo
    Tôi cho rằng chúng ta không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nói chung trong kiến trúc Ai Cập chỉ bằng việc xây dựng một hoặc hai ngôi nhà hay thậm chí cả một ngôi làng chỉn chu như một kiểu hình mẫu. Thay vào đó, chúng ta phải cố gắng chẩn đoán đúng bệnh để từ đó hiểu được nguyên nhân cơ bản của sự khủng hoảng này và giải quyết nó từ gốc.
  • [T05.2] Hassan Fathy- Kiến trúc cho người nghèo
    Trước khi những ranh giới văn hóa (cultural frontiers), bị xóa nhòa vào thế kỷ trước, những hình khối và chi tiết kiến trúc đã từng mang đậm dấu ấn địa phương của các vùng miền trên khắp thế giới, và kiến trúc của bất kì một cộng đồng bản địa nào cũng đều là đứa con tinh thần đẹp đẽ của một cuộc hôn nhân hạnh phúc giữa trí tưởng tượng của con người và nhu cầu sống thực tế ở những vùng đất đó… Kiến trúc Ai Cập hiện đại vẫn chưa có phong cách bản địa. Sự thiếu vắng những dấu hiệu đặc trưng: những ngôi nhà của người giàu và người nghèo đều có hình thức tương đồng, mất đi dấu ấn riêng và không mang bản sắc của Ai Cập. Truyền thống đang bị mất đi và chúng ta dường như đang bị bứt rời khỏi quá khứ từ lúc mà Mohamed Ali cắt đứt cổ họng của người Mameluke cuối cùng.
  • [T05.1] Hassan Fathy- Kiến trúc cho người nghèo
    Năm 2018, tôi đang theo học chương trình thạc sĩ Kiến trúc Nội thất tại Scotland, Anh Quốc. Trong buổi học đầu tiên về Phát triển bền vững, thầy giáo tôi, một kiến trúc sư người Úc, đã bày tỏ sự ngạc nhiên pha lẫn đôi chút thất vọng khi nhận định rằng có rất ít cuốn sách về kiến trúc bền vững ngày nay đề cập đến Hassan Fathy- một kiến trúc sư lớn của Ai Cập trong thế kỉ 20. Theo ông, Hassan Fathy là một trong những kiến trúc sư chân chính và tiêu biểu nhất cho khái niệm kiến trúc bền vững từ những năm 50 của thế kỉ 20. Ngày nay, vào thế kỉ 21, khi nói về kiến trúc bền vững, người ta thường nói về các hệ thống đo lường tiêu chuẩn quốc tế với những công nghệ kĩ thuật tiên tiến mà quên đi rằng bản chất của sự bền vững chính là sự tự nhiên. Hassan Fathy là người đi tiên phong trong việc chọn lọc, nghiên cứu và làm sống dậy những vật liệu tự nhiên và phương pháp xây dựng lâu đời trong kiến trúc dân dụng truyền thống của Ai Cập.
  • [T03.6] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa (Phần 5)
    Sự khác biệt giữa kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa được tự biểu hiện trong các khía cạnh xã hội, trong cấu trúc của sự tham gia (structure of participation). Sự tham gia của một nhóm trong kí ức giao tiếp thì thường mang tính khuyếch tán (diffuse). Sự thật thường là có một số người biết nhiều, một số biết ít và những kí ức của người già thì thường lùi xa về phía sau hơn là những người trẻ. Tuy nhiên, không hề có những chuyên gia về kí ức giao tiếp không chính thức (informal communicative memory). Những kiến thức được giao tiếp thông qua những tương tác hằng ngày được hình thành bởi những thành viên cùng với ngôn ngữ và năng lực xã hội. Ngược lại, sự tham gia của một nhóm trong kí ức văn hóa thì luôn luôn mang tính phân biệt cao.
  • [T04.4] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc
    Từ góc độ quốc gia, di sản trong thời kì Trung Quốc đương đại được xem như một phương tiện để tái xây dựng những giá trị đạo đức và là công cụ để trau dồi bản sắc chung của quốc gia (shared national identity) trước tình trạng bất mãn đang lan rộng đối với chủ nghĩa Marx và sự hoài nghi về Đảng Công Sản (Madsen 2014). Đặt trong bối cảnh lịch sử đã được tóm lược phía trên, cuốn sách này hướng sự chú ý vào những cách thức mà những diễn ngôn lịch sử thanh tẩy (sanitized historical discourse) (được kiểm duyệt chặt chẽ và là những tự sự có chọn lọc về quá khứ) về sự hoài niệm và di sản được sử dụng để gieo mầm một dạng chủ nghĩa dân tộc văn hóa (cultural nationalism) bằng cách (tái) khẳng định những bản sắc của quá khứ. Bằng cách này, những diễn ngôn này có thể được hiểu như một dạng công cụ của quyền lực/kiến thức và sự cai trị (Foucault 1991; Johnson 2016; Wu & Hou 2015), và cách chúng có thể được sử dụng để khẳng định uy quyền chính trị bởi các lãnh đạo trên mọi cấp độ. Theo đó, các chương trong cuốn sách này sẽ trình bày những case studies đa dạng để khắc họa cách thức những phiên bản khác nhau của quá khứ được chọn lọc, (tái) tạo, truyền bá và tiêu thụ cho muc đích đương đại.
  • [T04.3] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc
    Khái niệm và sự trưng bày di sản đóng vai trò quan trọng trong sự xác nhận của chính quyền về tính hợp pháp và sức mạnh ở Trung Quốc cũng như những nơi khác (Harvey 2001). Ví dụ, vào khoảng đầu thời kì nhà Chu (Zhou era) (1045-256 TCN), sự phát triển của không gian đô thị ở thủ đô phản ánh quyền lực của nhà cầm quyền. Giống như kinh đô của triều đại Chu, những kinh đô của các triều đại tiếp sau đều tiếp tục với cùng một cách thức tổ chức chung: thành phố được bao quanh bởi những bức tường thẳng (rectangular walled city), lâu đài ở vị trí trung tâm, hướng Bắc Nam và có trục trung tâm. Cả hai dạng công trình và sự quy hoạch của thành phố được thiết kế để làm nổi bật tính trung tâm của người cai trị và sức mạnh của họ (Sit 2010: 95-101).
  • [T04.2] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc
    Những nghiên cứu trong cuốn sách này được cấu thành dựa trên sự hiểu biết về di sản như một cấu trúc không ngừng thay đổi (mutable), đa diện (multifaceted), được tạo ra tại một thời điểm bất kì và được tiếp cận cũng như tiêu thụ ở hiện tại (Ludwig 2016). Không đơn thuần là một đối tượng hữu hình cố định (fixed tangible object), di sản là một hệ thống những giá trị có ý nghĩa với những đối tượng khác nhau, ở thời điểm khác nhau, trong bối cảnh khác nhau và phục vụ cho những mục đích khác nhau (Ludwig 2013). Bởi vì di sản không ngừng thay đổi, chúng ta cần phải hình dung di sản như một quá trình (process)- di sản hóa (heritagization)- cũng như là một cấu trúc, một động từ hơn là một danh từ (Harvey 2001; Smith 2006; Maags and Svensson 2018). Để có thể hiểu di sản như một đối tượng của sự thẩm tra phân tích (critical enquiry), chúng ta cần phải khám phá những diễn ngôn (discourse) của di sản thông qua những giới hạn vô hướng (scalar boundaries) (Harvey 2015: 579) và thông qua những lăng kính khái niệm (conceptual lens) của diễn ngôn di sản chính thức/ được thừa nhận (authorized heritage discourse- AHD).
  • [T04.1] Diễn ngôn (không) chính thức về di sản và thực hành tại Trung Quốc
    Trong chuỗi bài dịch lần này, tôi muốn chia sẻ đến các bạn cuốn sách The Heritage Turn in China- The Reinvention, Dissemination and Consumption of Heritage, chủ biên bởi Carol Ludwig, Linda Walton và Yi-Wen Wang, xuất bản năm 2020. Cuốn sách này là tuyển tập các bài nghiên cứu độc lập về việc ứng dụng và thực hành di sản ở Trung Quốc trong thời kì hiện đại dưới góc nhìn và phân tích của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và quốc tế đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • [T03.5] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa (Phần 4)
    Chúng ta phải nhất định tránh không trở thành nạn nhân của thứ mà Amartya Sen đã mô tả như một ảo giác về bản sắc “identity illusion”. Mỗi một cá nhân đều sở hữu nhiều nhận dạng khác nhau phụ thuộc vào những nhóm, cộng đồng, hệ thống niềm tin, hệ thống chính trị, etc mà họ thuộc về và cũng đa dạng tương tự không kém chính là kí ức giao tiếp và văn hóa của họ, hay nói ngắn ngọn hơn là kí ức tập thể.
  • [T03.4] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa (Phần 3)
    “Floating gap” của Vansina vạch ra sự khác biệt giữa cấu trúc xã hội và văn hóa của kí ức hoặc của kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa. Kí ức giao tiếp chứa đựng kí ức liên quan đến quá khứ vừa qua của Vansina. Có những kí ức mà mỗi cá nhân cùng chia sẻ với những người cùng thế hệ. Đây chính là thứ mà Halbwachs hiểu là “kí ức tập thể” và cũng là thứ cấu thành nên đối tượng của lịch sử truyền miệng (oral history)- một nhánh của nghiên cứu lịch sử dựa trên tự bản thân nó chứ không phải những nguồn được ghi chép (written sources) của việc chép sử (historiography) mà là độc quyền của kí ức đạt được thông qua những cuộc phỏng vấn miệng (oral interview). Tất cả mọi nghiên cứu về lịch sử truyền miệng xác nhận rằng ngay cả trong những xã hội có học (literate society), những kí ức sống (living memories) đi lùi không quá 8 năm, sau đó sẽ bị ngăn cách bởi “floating gap”, để trở thành thần thoại, bí ẩn về nguồn gốc, những mốc thời gian được ghi chép trong sách giáo khoa và công trình tưởng niệm.
  • [T03.1] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa
    Cho đến tận bây giờ, khi ngồi viết những dòng này vào những ngày cuối cùng của năm 2020, mất gần 8 năm để nhìn lại chặng đường tự mày mò nghiên cứu của mình, tôi nhận ra rằng động lực sơ khai nhất thúc đẩy tôi khi đó có lẽ là sự tò mò bẩm sinh về chiều sâu tâm trí con người và từ đó dẫn đến ham muốn được khám phá, nắm bắt và chi phối cảm xúc con người- một trong những địa hạt mênh mông và vô chừng nhất trong thế giới bên trong của con người. Nói cách khác, với tư cách là một nhà thiết kế, sự tò mò lớn nhất của tôi nằm ở việc sử dụng những kết cấu vật lý, hữu hình (không gian thiết kế) để truy cập vào tâm trí con người và sử dụng nó để kiến tạo nên những giá trị vô hình (cảm xúc). Và tôi tin rằng, kí ức chính là một trong những phương tiện để thực hiện kết nối đó.
  • [T03.3] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa (Phần 2)
    Một sự thay đổi của những cấu trúc sẽ đem đến sự lãng quên; độ bền của những kí ức phụ thuộc vào độ bền của những liên kết và cấu trúc xã hội.
  • [T03.2] Jan Assmann- Kí ức giao tiếp và kí ức văn hóa (Phần 1)
    Kí ức là cơ sở cho phép chúng ta cấu thành nên nhận thức về bản thân (bản sắc), cả trên mức độ cá nhân lẫn tập thể. Đổi lại, bản sắc lại liên kết với thời gian. Một cá thể con người là một “diachronic identity” được xây dựng từ “the stuff of time” (các vấn đề của thời gian). Sự tổng hợp của thời gian và bản sắc lại được tạo ra bởi kí ức.
  • [T02.4] Shashi Caan- Tư duy lại về Thiết kế và Nội thất
    Shashi Caan cho rằng thiết kế nội thất ngày nay phần lớn chỉ tập trung vào những can thiệp vật lý (physical intervention) hơn là chú trọng đến những gắn kết mang tính trải nghiệm (experiential engagement) của người sử dụng. Nguyên nhân chính là vì lĩnh vực thiết kế nội thất cho đến bây giờ vẫn chưa phải là một thể thống nhất hoàn chỉnh (unified entity). Cụ thể hơn, khi xét về chiều sâu, vẫn còn có một hố đen lớn (a vacuum) giữa những nhận thức thông thường về công việc thiết kế nội thất và cơ sở lí luận cần thiết cho một chuyên ngành thiết kế nội thất.
  • [T02.3] Shashi Caan- Tư duy lại về Thiết kế và Nội thất
    “Những ngôn ngữ giao tiếp và thị giác hiện nay của chúng ta đã bộc lộ sự giới hạn về khả năng đáp ứng những yêu cầu về chất lượng của không gian nội thất. Thuật ngữ “thiết kế” thì đặc biệt mang tính ứng dụng (nó bao gồm hàm ý về công năng, giao thông và hệ thống hóa những quy định về an toàn vật lý) nhưng chính những khái niệm này lại không thể miêu tả sự tương tác có chủ đích về mặt cảm xúc (intentional emotive interplay) giữa con người, vật thể và môi trường…”
  • [T02.2] Shashi Caan- Tư duy lại về Thiết kế và Nội thất
    Ở phần đầu, tác giả truy xuất lại nguồn gốc ra đời của không gian nội thất thông qua quá trình tiến hóa của loài người. Ý niệm về những không gian cư ngụ đầu tiên (the very first habitable environment) đến với loài người dưới hình dáng của một không gian bên trong- hang động:
  • [T02.1] Shashi Caan- Tư duy lại về Thiết kế và Nội thất
    Rethinking Design and Interiors- Human Beings in the Built Environment (Tư duy lại về khái niệm thiết kế và những không gian nội thất- Con người trong môi trường xây dựng) là một trong số ít những cuốn sách chuyên ngành được viết dành riêng cho lĩnh vực nội thất dưới góc độ nghiên cứu học thuật. Cuốn sách đã nêu rõ đồng thời lý giải nguyên nhân đằng sau khoảng trống giữa hoạt động thực hành và nghiên cứu học thuật trong chuyên ngành Nội thất.
  • [T01.3] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 2)
    Phần 2: Kí ức và Không gian công cộng- Giải thích mối liên hệ giữa kí ức văn hóa và kí ức về nơi chốn và đặc biệt, phân tích mối liên kết chặt chẽ giữa các không gian văn hóa công cộng đến kí ức văn hóa tập thể dưới sự chi phối và tác động của các yếu tố chính trị.
  • [T01.2] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế (Phần 1)
    Phần 1- Chữ viết hay Hình ảnh, phân tích về sự khác biệt và sức mạnh lưu trữ kí ức của hai công cụ phổ biến (chữ viết và hình ảnh), trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của hình ảnh trong việc điều khiển, tuyên truyền và tái tạo kí ức tập thể.
  • [T01.1] Kí ức văn hóa và Câu chuyện thiết kế
    Vào những năm 1970, khi Nestlé lần đầu cố gắng thâm nhập vào một trong những thị trường béo bở nhất ở châu Á- Nhật Bản, họ đã phải đối diện với rất nhiều khó khăn và thất bại liên tiếp. Cuối cùng, Nestlé đã quyết định nhờ đến sự giúp đỡ của Clotaire Rapaille- một chuyên gia cố vấn marketing và nhà tâm lý học nổi tiếng người Pháp.